DE - DAP AN MON GDCD KY THI GV DAY GIOI TINH NGHE AN 2011 - 2015GDCD.rar

Chia sẻ bởi Ngô Quang Tuấn | Ngày 27/04/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: DE - DAP AN MON GDCD KY THI GV DAY GIOI TINH NGHE AN 2011 - 2015GDCD.rar thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN



(Đáp án có 03 trang)
 HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC THPT
CHU KỲ 2011 – 2015

Đáp án môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN



Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1.

Trong buổi hội thảo bàn về nội dung đổi mới phương pháp dạy học, có ý kiến cho rằng: Trong các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp đóng vai là phương pháp dạy học đem lại hiệu quả nhất.
a. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
b. Nêu những dấu hiệu về đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường THPT.
5.50


a
Không đồng ý.
0.50


Giải thích: Trong các phương pháp dạy học tích cực không có phương pháp nào được coi là phương pháp tối ưu (vạn năng). Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng…
0.50


Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho người học thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định, giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà họ quan sát được.
0.50


Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn.
0.50


Ưu điểm:
Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
Tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo cho học sinh.
Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
0.50


Hạn chế (nhược điểm):
Khó thực hiện nếu lớp quá chật chội.
Có thể mất nhiều thời gian nếu giáo viên không có kinh nghiệm tổ chức.
Một số học sinh nhút nhát ... không tham gia đóng vai.
Lớp có thể ồn ào, ảnh hưởng lớp khác.
0.50


Yêu cầu sư phạm (lưu ý):
Tình huống đóng vai phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện lớp học.
Tình huống nên để mở, không cho trước "kịch bản", lời thoại.
Phải dành thời gian phù hợp cho tình huống đóng vai.
Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập để không lạc đề.
Nên khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia.
Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn ...
0.50

b
Những dấu hiệu về đổi mới phương pháp dạy học



Học sinh được hoạt động, được suy nghĩ, được nói nhiều hơn…
0.50


Vai trò của giáo viên: Thiết kế, tổ chức, định hướng, định chuẩn.
0.50


Quan hệ đánh giá: Thầy – trò, trò – trò, tự đánh giá.
0.50


Không khí lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú, tích cực học tập…
0.50

Câu 2.

 Anh (chị) hãy cho biết để dạy tốt bài 4: “ Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” (Giáo dục công dân 10), giáo viên cần nắm vững những kiến thức cơ bản nào?
4.0


Giáo viên cần nắm được các nội dung sau:



Khái niệm mâu thuẫn: Là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập, vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
0.50


Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
0.50


Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
0.50


Cần phân biệt khái niệm "thống nhất" trong qui luật mâu thuẫn với cách nói thống nhất được dùng hàng ngày…
0.25


Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng. Vì rằng, các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Quang Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)