ĐỀ-ĐÁP ÁN-MATRẬN KIỂM TRA HKII SINH 6

Chia sẻ bởi Lê Tấn Kim Long | Ngày 18/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ-ĐÁP ÁN-MATRẬN KIỂM TRA HKII SINH 6 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT GÒ CÔNG TÂY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐỒNG THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: SINH HỌC. Lớp 6
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề kiểm tra gồm có MỘT trang và 4 câu hỏi

Câu 1: (3,0 điểm)
1.1 Trình bày đặc điểm của quả và hạt phù hợp với các cách phát tán và cho ví dụ.
1.2 Trong các cách phát tán, cách nào giúp quả và hạt phát tán nhanh và xa nhất?
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1 Dựa vào những đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ thực vật đó là cây rêu?
2.2 Giải thích vì sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?
Câu 3: (2,0 điểm) So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của thông và dương xỉ.
Câu 4: (3,0 điểm)
4.1 Nêu vai trò của thực vật đối với tự nhiên và đời sống con người.
4.2 Tại sao ở vùng biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê?

HẾT
























PHÒNG GD-ĐT GÒ CÔNG TÂY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐỒNG THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: SINH HỌC. Lớp 6
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM - HƯỚNG DẪN CHẤM
(ĐÁP ÁN này gồm có HAI trang)

Câu 1: (3,0 điểm)
1.1 Đặc điểm các cách phát tán:
- Phát tán nhờ gió: Quả và hạt có túm lông hoặc có cánh để gió mang đi.
Ví dụ: Quả bồ công anh, hạt hoa sữa.
- Phát tán nhờ động vật:
+ Quả có gai hoặc có móc để bám vào da hoặc lông của động vật. Quả có hương thơm, có vị ngọt, vỏ hạt cứng để thu hút động vật ăn vào.
Ví dụ: Quả ké đầu ngựa, quả dưa hấu, quả ớt,...
- Tự phát tán: Quả khô khi chín thì vỏ quả tự nứt ra bắn tung hạt ra ngoài.
Ví dụ: Quả đậu bắp, quả đậu đen.
- Phát tán nhờ người: Con người mang quả và hạt từ nơi này đến nơi khác trồng.
Ví dụ: Hạt lúa, sầu riêng,...
1.2 Con người đã giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển ở khắp nơi.
 (2,0 đ)
(0, 25 đ)
(0, 25 đ)


(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(1,0 đ)

Câu 2: (2,0 điểm)
2.1 Cấu tạo cây rêu:
- Đã có thân, lá cấu tạo còn đơn giản.
- Thân chưa phân nhánh, chưa có mạch dẫn.
- Chưa có rễ chính thức.
- Chưa có hoa.
2.2 Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì:
- Rêu là nhóm thực vật chưa có rễ thật mà chỉ là các sợi nhỏ nên khả năng hút nước và muối khoáng của các sợi này còn hạn chế.
- Quá trình sinh sản của cây rêu cần đến nước.
(1,0 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(1,0 đ)

(0,5 đ)
(0,5 đ)

Câu 3: (2,0 điểm)
So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của thông và dương xỉ:
* Giống nhau:
- Đều là thực vật bậc cao.
- Cơ thể đa bào đã có rễ, thân, lá.
- Cơ quan sinh dưỡng đã có mạch dẫn.
- Cơ quan sinh sản chưa có hoa.
* Khác nhau:
Dương xỉ
Thông

Thân cỏ.
Thân gỗ.

Cơ quan sinh sản là túi bào tử.
Cơ quan sinh sản là nón.

Sinh sản bằng bào tử.
Sinh sản bằng hạt nằm trên các lá noãn hở.



(1,0 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tấn Kim Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)