ĐỀ-ĐÁP ÁN-MA TRẬN KIỂM TRA HKII SINH 7

Chia sẻ bởi Lê Tấn Kim Long | Ngày 18/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ-ĐÁP ÁN-MA TRẬN KIỂM TRA HKII SINH 7 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT GÒ CÔNG TÂY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐỒNG THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: SINH HỌC. Lớp 7
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề kiểm tra gồm có MỘT trang và 4 câu hỏi

Câu 1: (2,5 điểm)
1.1 So sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch.
1.2 Vẽ và chú thích đầy đủ sơ đồ cấu tạo bộ não thằn lằn.
Câu 2: (1,5 điểm) Nêu các vai trò của chim đối với con người và cho ví dụ.
Câu 3: (3,0 điểm)
3.1 Nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc.
3.2 Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ. Cho ví dụ.
Câu 4: (3,0 điểm)
4.1 Vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
4.2 Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học.
Chú ý: Hình vẽ phải cùng màu mực bài làm.

HẾT





















PHÒNG GD-ĐT GÒ CÔNG TÂY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐỒNG THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: SINH HỌC. Lớp 7
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM - HƯỚNG DẪN CHẤM
(ĐÁP ÁN gồm có HAI trang)

Câu 1: (2,5 điểm)
1.1 So sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch:
Thằn lằn
Ếch

Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu ít pha.
Tim 3 ngăn, máu pha trộn nhiều.

Phổi có nhiều ngăn.
Phổi đơn giản, ít vách ngăn.

Cơ liên sườn tham gia hô hấp.
Chủ yếu hô hấp bằng da.

Thận sau, xoang huyệt có khả năng hấp thu lại nước.
Thận giữa, bóng đái lớn.

1.2 Hình vẽ phải cùng màu mực bài làm.
- Vẽ đúng, đẹp cân đối.
- Chú thích: có 6 chú thích nhỏ và 1 chú thích lớn.
+ Đúng từ 1- 2 chú thích.
+ Đúng từ 3- 5 chú thích.
+ Đúng từ 6- 7 chú thích.
(1,0 đ)

(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(1,5 đ)
(0,75 đ)
(0,75 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,75 đ)

Câu 2: (1,5 điểm)
2.1 Các vai trò của chim đối với con người và cho ví dụ.
* Lợi ích:
- Tiêu diệt sâu bọ và gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và gây bệnh dịch cho con người.
- Cung cấp thực phẩm: gà, vịt,…
- Làm cảnh: họa mi, vành khuyên,…
- Làm chăn, đệm (lông vịt, ngan, ngỗng,…), đồ trang trang trí (lông công, đà điểu,…)
- Huấn luyện để săn mồi: chim ưng, đại bàng,…
- Phục vụ du lịch, săn bắt: vịt trời, gà gô, công, đà điểu,…
- Phát tán cây rừng (vẹt), thụ phấn cho cây (chim hút mật).
* Tác hại:
- Một số loài chim gây hại nông nghiệp: chim sẻ, chim bói cá,…
- Là động vật trung gian truyền bệnh: gà, vịt, chim yến,…
(1,0 đ)
HD: Chỉ cần đúng 4 ý, mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm.



(0,5 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)

Câu 3: (3,0 điểm)
3.1 Đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc.
- Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón chân có guốc.
- Chân cao, diện tích tiếp xúc của guốc hẹp nên di chuyển nhanh.
3.2 Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ. Cho ví dụ.
Thú guốc chẵn
Thú guốc lẻ

Gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
Gồm thú móng guốc có 3 ngón chân giữa phát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tấn Kim Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)