Đề,đáp án HSG Tỉnh TV5

Chia sẻ bởi Hồ Đình Tâm | Ngày 10/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Đề,đáp án HSG Tỉnh TV5 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 6 THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Khoá ngày 18 tháng 6 năm 2010
ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT
Phần: Trắc nghiệm (4 điểm)
Thời gian làm bài: 30 phút (Không tính thời gian giao đề)


Họ, tên thí sinh:........................................................Số báo danh:..........
Mã đề thi 135

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Lưu ý: Thí sinh không trả lời vào các tờ in đề thi này.
Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau và thể hiện vào phiếu trả lời trắc nghiệm theo đúng quy định:
Câu 1: Câu: “Sao chú mày nhát thế?” là câu hỏi được dùng với mục đích gì?
A. Thể hiện thái độ khen B. Yêu cầu trả lời
C. Để nhờ cậy D. Thể hiện thái độ chê
Câu 2: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Con bìm bịp, bằng cái giọng ngọt ngào, trầm ấm, báo hiệu mùa xuân đến.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?
A. Trạng ngữ, vị ngữ - chủ ngữ B. Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ
C. Chủ ngữ, trạng ngữ, vị ngữ D. Chủ ngữ - vị ngữ, trạng ngữ
Câu 3: Trong câu: “ Anh sốt cao lắm ( Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã (”
Những dấu câu cần điền vào các ô trống (() lần lượt là những dấu câu nào sau đây?
A. Dấu chấm than, dấu chấm than B. Dấu chấm than, dấu chấm
C. Dấu chấm, dấu chấm D. Dấu chấm, dấu chấm than
Câu 4: Các câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Hoa không thơm, cành không thẳng, lá không to, cây cơm nguội thật khiêm nhường. Nhưng hơn nhiều loài cây khác, nó có sức sống bền lâu và có khả năng vượt bậc về sức chịu đựng. Nó là loài cây kiên nhẫn.”
A. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ B. Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ
C. Dùng từ ngữ nối, thay thế từ ngữ D. Dùng từ ngữ nối, thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ
Câu 5: Cho các câu:
1. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng.
2. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
3. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh.
4. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng.
5. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời.
6. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.
Có thể sắp xếp các câu trên theo thứ tự nào sau đây để liên kết các câu tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh?
A. (1)-(5)-(3)-(4)-(6)-(2) B. (1)-(2)-(3)-(4)-(5)-(6)
C. (1)-(2)-(5)-(6)-(3)-(4) D. (1)-(2)-(6)-(3)-(5)-(4)
Câu 6: Trong câu: “Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.”, dấu phẩy thứ nhất có thể thay thế bằng dấu câu nào?
A. Dấu chấm lửng B. Dấu chấm phẩy C. Dấu chấm D. Dấu hai chấm
Câu 7: Dấu phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?
“Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.”
A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép
B. Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
C. Đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
D. Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ với chủ ngữ và vị ngữ
Câu 8: Trong câu: “Trời thu xanh thăm thẳm, nắng cuối thu lấp lánh, long lanh, dát vàng trên những chiếc lá trải dài trên mặt đất.” có bao nhiêu từ láy?
A. 1 từ B. 4 từ C. 3 từ D. 2 từ
Câu 9: Trong câu : “Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “ Mổng!” và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc.” Từ “chăm chắm” trong câu trên có nghĩa là gì?
A. Trông coi, săn sóc tỉ mỉ, kỹ lưỡng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Đình Tâm
Dung lượng: 64,84KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)