ĐÈ, ĐÁP ÁN HSG HÓA 10 HẢI DƯƠNG 2019

Chia sẻ bởi Nguyễn Cao Chung | Ngày 27/04/2019 | 160

Chia sẻ tài liệu: ĐÈ, ĐÁP ÁN HSG HÓA 10 HẢI DƯƠNG 2019 thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
--------------

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 03/4/2019
Đề thi gồm: 05 câu, 02 trang
-----------------------------------------------



Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố: 1H; 2He; 6C; 7N; 8O; 9F; 10Ne; 11Na; 12Mg; 13Al; 16S; 17Cl; 18Ar; 19K; 20Ca; 24Cr; 26Fe; 29Cu; 30Zn; 35Br.

Câu 1: (2,0 điểm)
1) Phân tử M được tạo nên bởi ion X3+ và Y2-. Trong phân tử M có tổng số hạt p, n, e là 224 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 72 hạt. Tổng số hạt p, n, e trong ion X3+ ít hơn trong ion Y2- là 13 hạt. Số khối của nguyên tử Y lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5 đơn vị. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử X, Y và công thức phân tử của M.
2) X, Y, R, A, B, M theo thứ tự là 6 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 63 (X có số đơn vị điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B, M.
b. Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+, M3+. So sánh bán kính của chúng và giải thích?
Câu 2: (2,0 điểm)
1) Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a) MnO2 + HCl  MnCl2 + Cl2 + H2O
b) FeO + HNO3  NO + Fe(NO3)3 + H2O
c) Cu + H2SO4 (đ)  CuSO4 + SO2 + H2O
d) FeS2 + H2SO4 (đ)  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
2) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Sục từ từ khí sunfurơ đến dư vào cốc chứa dung dịch KMnO4.
b. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch nước clo, sau đó nhỏ vào dung dịch sau phản ứng vài giọt dung dịch muối BaCl2.
c. Dẫn khí ozon vào dung dịch KI (có sẵn vài giọt phenolphtalein).
d. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch muối CuCl2 (màu xanh).
Câu 3: (2,0 điểm)
1) a. Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra hai thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra hai thí dụ. Vì sao?
b. Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than (được gọi là sự hóa than). Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của saccarozơ, vải sợi làm từ xenlulozơ (C6H10O5)n.


2) Hỗn hợp A gồm Al, Zn, S dưới dạng bột mịn. Sau khi nung 33,02 gam hỗn hợp A (không có không khí) một thời gian, nhận được hỗn hợp B. Nếu thêm 8,296 gam Zn vào B thì hàm lượng đơn chất Zn trong hỗn hợp này bằng  hàm lượng Zn trong A.
Lấy hỗn hợp B hòa tan trong H2SO4 loãng dư thì sau phản ứng thu được 0,48 gam chất rắn nguyên chất.
Lấy  hỗn hợp B thêm một thể tích không khí thích hợp (coi không khí chứa 20%O2 và 80% N2 theo thể tích). Sau khi đốt cháy hoàn toàn B, thu được hỗn hợp khí C gồm hai khí trong đó N2 chiếm 85,8% về thể tích và chất rắn D. Cho hỗn hợp khí C đi qua dung dịch NaOH dư thể tích giảm 5,04 lít (đktc).
a. Tính thể tích không khí (đktc) đã dùng.
b. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong B.
Câu 4:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Cao Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)