đề-đáp án địa 12 kì II(2016)

Chia sẻ bởi Đặng Hoa | Ngày 26/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: đề-đáp án địa 12 kì II(2016) thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT TRẠI CAU

ĐỀ 01
 ĐỀ KIỂM TRA KÌ II NĂM 2015 - 2016
Môn: ĐỊA LÍ-Lớp 12

Thời gian làm bài:45 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi gồm 1 trang)

Câu I (3,0 điểm)
Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa ở nước ta đối với việc phát triển kinh tế-xã hội.
Đông Nam Bộ là v

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT TRẠI CAU

ĐỀ 01
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA KÌ II NĂM HỌC 2015-2016

Môn: ĐỊA LÍ-Lớp 12
(Đáp án - thang điểm có 03 trang)


Câu

 Nội dung
Điểm

I
(3,0đ)

1

Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
a.Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra còn chậm,trình độ đô thị hóa thấp:
+Hệ thống giao thông vận tải,điện,nước,dịch vụ công cộng...ở đô thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
b.Tỷ lệ dân thành thị tăng:
- Năm 2005: 27% so với cả nước, so với năm 1991 là 19,5%.
- Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực.
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
- Nơi đô thị tập trung đông nhất là ĐBSH (7,9 đô thị/ 1000 km2)
- Quy mô, chất lượng và số lượng đô thị rất khác nhau giữa các vùng
1,00



2

Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa ở nước ta đối với việc phát triển kinh tế-xã hội.
Tích cực
ĐTH có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.
ĐTH ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các vùng.
Các đô thị là thị trường tiềm năng, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Các đô thị có khả năng tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Tiêu cực
Gây ô nhiễm môi trường và phức tạp an ninh, trật tự xã hội, tỉ lệ thất nghiệp cao.
2,00

II
(3,0 đ)






Dựa vào Átlát điạ lí Việt Nam, kiến thức đã học chứng minh rằng ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
- Khái niệm: CN trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
- Cơ cấu ngành CN nang lượng gồm 2 ngành chính: khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện.
+ CN khai thác nguyên, nhiên liệu:
CN khai thác than: than đá trữ lượng 3 tỉ tấn phân bố ở vùng Đông Bắc, nhất là Quảng Ninh. Than nâu: trữ lượng hàng chục tỉ tấn ở đồng bằng sông Hồng. Than bùn: ĐBSCL. Than mỡ: Thái Nguyên.
=> Tình hình sản xuất: sản lượng than năm 1990 là 4,5 triệu tấn, năm 2005 là 34 triệu tấn.
CN khai thác dầu, khí: Trữ lượng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ mét khối khí phân bố ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa.
=> Tình hình sản xuất: bắt đầu khai thác năm 1986, sản lượng khai thác liên tục tăng, năm 2005 là 18,5 triệu tấn dầu thô, đưa vào bờ mỗi ngày 5 triệu m3 khí phục vụ cho nhà máy điện Bà Rịa – Phú Mĩ, sản xuất phân đạm và cho ra đời ngành lọc hóa dầu.
+ CN điện lực: gồm ngành nhiệt điện và thủy điện
Ngành thủy điện: tiềm năng rất lớn khoảng 30 triệu KW, với sản lượng 260 – 270 tỉ KWh, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng 37% và hệ thống sông Đồng Nai 19%.
=> Đã xây dựng các nhà máy thủy điện: Sơn La 2,4 triệu KW, Hòa Bình 1,9 triệu KW, Yaly 72 vạn KW, Trị An 40 vạn KW...
Ngành nhiệt điện: nguồn nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí, nguồn nhiên liệu mới: NL mặt trời, sức gió,...
=> Các nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1 và 2 là 1 triệu KW, Uông Bí 45 vạn KW, Phú Mĩ 1,2,3,4 là 4 triệu KW. Tương lai xây dựng thêm nhiều nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)