đề dẫn chuyên đề luyện từ và câu lớp 3
Chia sẻ bởi Nguyễn Như Hổ |
Ngày 10/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: đề dẫn chuyên đề luyện từ và câu lớp 3 thuộc Luyện từ và câu 3
Nội dung tài liệu:
Trường Tiểu học B Vĩnh Nhuận
Báo cáo chuyên đề
Luyện từ và câu lớp 3
Năm học 2014 - 2015
Môn: Luyện từ và câu-Lớp 3
Vĩnh Nhuận, 21/03/2015
Người BC: Nguyễn Như Hổ
I. Đặt vấn đề:
Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ quan trọng đối với HS. Bởi tiếng Việt là môn học giúp các em hình thành bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Trong các phân môn tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn đặc biệt quan trọng đối với HS L3. Bởi phân môn LT&C rèn cho các em kỹ năng nói - viết thành câu.
Học tốt chương trình LT&C các em có thể nói viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp và thích học môn TV.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
+ Trường lớp khang trang sạch đẹp, cơ sở vật chất đầy đủ tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học.
+ Phòng học có đủ bàn ghế, bảng lớp, ... .
+ HS có đủ SGK, đồ dùng học tập.
+ Có đủ GV dạy lớp và GV dạy chuyên ở tất cả các môn: Mĩ thuật, Thể dục, Tiếng Anh,….
+ Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
2. Khó khăn:
+ Trình độ học lực của học sinh không đều. Một số em còn ham chơi không chú ý nghe giảng bài.
+ Một số gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, do hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn.
+ Một số em còn thiếu dụng cụ học tập, HS nghèo, HS khuyết tật.
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, củng cố hiểu biết về các kiểu câu (thông qua các mô hình) và thành phần câu (thông qua các câu hỏi) đã học ở lớp 2. Cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hóa (thông qua các BT).
2. Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng một số dấu câu.
3. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp và thích học tiếng Việt.
IV. HIỆN TRẠNG LỚP:
1. Giáo viên:
-Phần lớn giáo viên đã truyền thụ đầy đủ chính xác kiến thức và nội dung của tiết dạy; nắm khá chắc các hoạt động dạy học cơ bản của tiết dạy, việc nghiên cứu và chuẩn bị bài soạn khá chu đáo trước khi lên lớp.
-Tuy nhiên, đối với từng bài, từng tiết GV vẫn ngh/cứu chưa kỹ nên chưa hiểu hết ý đồ của SGK, dẫn đến trong tiết dạy GV chưa biết vận dụng, phối hợp các PP và hình thức dạy học cho phù hợp theo từng nội dung KT, từng dạng bài yêu cầu.
-Trong quá trình lên lớp dạy một tiết LT&C – lớp 3, GV tuy đã có nhiều cố gắng khi nghiên cứu các tài liệu tham khảo và SGV để nắm quy trình của tiết dạy, các HĐ dạy học cụ thể để vận dụng. Nhưng trong quá trình giảng dạy, do đặc điểm tình hình của lớp hay do những yếu tố khác nên khi vận dụng đã có những điểm tồn tại như đưa ra các HĐ dạy học chưa phù hợp, chưa cụ thể làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tiết dạy.
- Vấn đề tồn tại lớn nhất là việc định hướng tiến trình của một tiết dạy phân môn Luyện từ và câu chưa cụ thể, chưa hợp lý ( thể hiện trong bài soạn ) nên giáo viên hết sức lúng túng khi vận dụng hình thức tổ chức các hoạt động dạy học trong tiết dạy như: Hoạt động của thầy và trò chưa theo hướng tích cực; giáo viên làm việc nhiều, chủ yếu là làm mẫu, giảng giải; chưa có sự dẫn dắt, gợi ý để học sinh tự tìm tòi kiến thức nội dung cần biết.
Việc tổ chức các hình thức chưa hợp lý, như có bài tập cần phải sử dụng HĐ thảo luận nhóm, thì GV lại tổ chức làm việc chung cả lớp, có bài tập đề bài cần tổ chức cho HS HĐ cá nhân thì GV lại tổ chức trò chơi học tập, tập trung đối tượng HS hoàn thành. Thời gian bố trí cho từng HĐ chưa phù hợp, hệ thống câu hỏi và hình thức thực hành bài tập chưa đảm bảo yêu cầu, chưa phân loại đối tượng HS để bồi dưỡng HS hoàn thành khá tốt và giúp đỡ HS chưa hoàn thành trong tiết học.
2. Học sinh:
Nhìn chung đa số HS luôn cố gắng học tập đối với phân môn này. Vốn từ của các em được hình thành tự nhiên và từ nhận thức qua giao tiếp hàng ngày ở trường và ngoài XH. Tuy nhiên, do công tác giảng dạy của một vài GV còn hạn chế và các em là đối tượng HS L3 vùng nông thôn, ít được gia đình quan tâm nên vẫn tồn tại một số khuyết điểm sau:
-Điều tra thực tế khi trò chuyện với các em, chúng tôi nhận thấy vốn từ của các em quá nghèo (nhất là các em ở nông thôn ), các em nói chuyện với nhau và trả lời với GV không thành câu, nhiều khi dùng từ thiếu chính xác. Bên cạnh đó, trong tiết dạy GV ít chú trọng đến phần luyện nói đặc biệt là đối tượng HSCHT, GV ít sử dụng hình thức chủ động tích cực học tập cho HS nên các em đã ít có cơ hội thực hành giao tiếp Tiếng Việt ngoài xã hội, lại càng ít được bồi dưỡng khả năng sử dụng Tiếng Việt trong trường học.
-Hơn thế nữa, khi GV kiểm tra vở Bài tập Tiếng Việt của HS lớp 3, thấy rõ kỹ năng viết của các em vẫn có nhiều tồn tại như viết chưa thành câu, dùng từ còn lặp đi lặp lại nhiều lần, chưa hay, đôi lúc chưa chính xác; kỹ năng làm bài tập chưa đúng do xác định sai yêu cầu bài tập, hoặc do khả năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài còn hạn chế, sử dụng dấu câu không đúng chỗ trong câu hay đoạn văn, đặt câu và tìm câu hỏi, câu trả lời theo mẫu chưa thích hợp.
V. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
1.Nắm vững nội dung dạy học:
a. Mở rộng vốn từ:
- Ngoài những từ được dạy qua các bài tập đọc, những thành ngữ được cung cấp qua các bài tập viết, học sinh được mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm (Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương, Bắc – Trung – Nam, Anh em một nhà, Thành thị - nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc,
-Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất. Bước đầu được làm quen với một số từ ngữ địa phương thông qua các bài tập luyện từ và câu.
- Thông qua các bài tập đọc:
+ Tìm từ ngữ theo chủ điểm
+ Tìm hiểu, nắm nghĩa của từ.
+ Quản lí, phân loại vốn từ.
+ Luyện cách sử dụng từ.
b. Ôn luyện kiến thức đã học ở lớp 2:
- Ôn về các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm (chủ yếu thông qua các bài tập có yêu cầu nhận diện).
- Ôn về các kiểu câu đã học ở L2: Ai là gì? Ai (cái gì, con gì) làm gì? Ai thế nào? Các thành phần trong câu đáp ứng các câu hỏi Ai? Là gì? Làm gì? Thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Bằng gì? Vì sao? Để làm gì? Thông qua các bài tập:
+Trả lời câu hỏi.
+Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi.
+Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu.
+Đặt câu theo mẫu, ghép các bộ phận thành câu...
- Ôn về một số dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Thông qua các bài tập:
+ Chon dấu câu đã cho điền vào ô trống.
+ Tìm dấu câu thích hợp điền vào ô trống.
+ Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp.
+ Tập ngắt câu.
c. Bước đầu làm quen với các biện pháp tu từ, so sánh và nhân hóa:
- Về biện pháp so sánh, sách giáo khoa có nhiều loại hình bài tập như:
+Nhận diện (Tìm những sự vật được so sánh, những hình ảnh so sánh, các vế so sánh. Các từ so sánh, các đặc điểm được so sánh...).
+Tập nhận biết tác dụng của so sánh
+Tập đặt câu có dùng biện pháp so sánh.
- Về biện pháp nhân hóa, SGK có những loại hình bài tập như:
+ Nhận diện phép nhân hóa trong câu; cái gì được nhân hóa? Nhân hóa bằng cách nào.
+ Tập nhận biết cái hay của phép nhân hóa, tập viết câu, đoạn có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
2. Vận dụng một số hình thức d/học phù hợp:
- Các bài dạy LT&C SGK TV L3 được thiết kế tương tự như ở L2 đáp ứng yêu cầu đổi mới PP dạy học và phát huy tính tích cực học tập của HS.
-Để việc giảng dạy có hiệu quả với đối tượng HS cụ thể, ngoài việc nắm vững các kiến thức về từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt ở cả L2 và L3, GV cần lưu ý vận dụng linh hoạt các PP dạy học tích cực, áp dụng các kĩ thuật dạy học vào trong các tiết dạy sao cho phù hợp như: Kĩ thuật khăn trải bàn, Kĩ thuật các mảnh ghép, … và các hình thức dạy học phù hợp với nội dung từng bài học
a. Dạy các bài tập rèn luyện về từ:
- Ở hầu hết các dạng bài tập mở rộng vốn từ (theo chủ điểm,theo ý nghĩa khái quát – từ loại, theo quan hệ cấu tạo từ), bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ, bài tập hệ thống hóa và phân loại vốn từ, ... GV đều có thể tổ chức cho HS khai thác và phát huy vốn tiếng Việt thông qua việc thực hành luyện tập cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm, chuẩn bị các đồ dùng.
- Dạy học và phương tiện thích hợp như tranh ảnh, vật thật, mô hình, băng, đĩa,... bảng phụ, bảng nhóm, giấy khổ rộng, phấn hay bút dạ...) để học sinh hứng thú tham gia thực hành một cách nhẹ nhàng như tham gia các trò chơi, cuộc thi gần gũi với lứa tuổi.
Ví dụ: Tuần 2: Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi
Bài tập 1/16 (Tiếng việt 3 tập 1) : Tìm từ ngữ chỉ trẻ em.
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm hoặc trò chơi đố từ, thi tìm từ ngữ,...
- Dựa vào vốn từ ngữ HS tìm được (nhiều–ít, đúng–sai), GV kịp thời xác nhận k/quả hay điều chỉnh, uốn nắn, hoặc gợi ý bằng câu hỏi để HS tìm tòi, bổ sung thêm vốn từ ngữ cho bản thân.
- GV có thể áp dụng các kĩ thuật dạy học vào tiết dạy giúp HS chủ động tiếp thu kiến thức.
- Có thể sử dụng Kĩ thuật khăn trải bàn để giúp HS học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau, rèn HS kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như sự phối hợp làm việc theo nhóm tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.
-Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau. Nâng cao hiệu quả trong học tập.
Ví dụ: Tuần 7: Bài : Từ chỉ hoạt động, trạng thái – So sánh.
Bài tập 2/58 (Tiếng việt 3 tập 1) : Tìm các từ ngữ chỉ HĐ, trạng thái trong bài tập đọc. Trận Bóng Dưới Lòng Đường.
Bước 1: Chia cả lớp thành các nhóm nhỏ ( mỗi nhóm có 4 học sinh) và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao.
Bước 2: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng 2 – 3 phút nội dung bài tập.
Bước 3: Trên cở sở những ý kiến của mỗi cá nhân, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, viết trong ô chủ đề ý kiến chung.
Bước 4: Học sinh trình bày kết quả làm việc.
Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Sơ đồ kĩ thuật “Khăn trải bàn”
HS1: Ý kiến (K/quả) cá nhân 1
HS2: Ý kiến (K/quả) cá nhân 2
HS3: Ý kiến (K/quả) cá nhân 3
HS4: Ý kiến (K/quả) cá nhân 4
Ý kiến
(kết quả) chung
-Ngoài ra GV có thể sử dụng “Kĩ thuật mảnh ghép” nhằm kích thích sự tham gia tích cực của HS trong hoạt động nhóm. Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Ví dụ 1: Tuần 2–Bài tập 1/16 (TV3 tập I)
Bước 1: (Nhóm chuyên sâu) Chia cả lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm có khoảng 4 học sinh), yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu một nội dung khác nhau ở bài 1a,b,c.
Bước 2: Học sinh trình bày kết quả làm việc.
Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Ví dụ 2: Tuần 16–Bài tập 1,2/135 (TV, tập I)
Bước 1: (Nhóm chuyên sâu) Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+Nhóm 1: Em hãy kể tên một số thành phố ở nước ta.
+Nhóm 2: Hãy kể tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố.
Bước 2: Từng HS lần lượt tr/bày lại n/dung tìm hiểu của nhóm. Đảm bảo các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” đều nắm bắt được đầy đủ n/dung. Thư kí ghi lại k/quả trình bày của các thành viên trong nhóm mình.
Bước 3: Nhóm trưởng tr/bày k/quả làm việc.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Bằng cách này HS có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng.
Giai đoạn 1:
Nhóm
chuyên
sâu
Giai đoạn 2:
Nhóm
mảnh
ghép
1
1
1
2
2
2
3
3
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
Sơ đồ kĩ thuật “Mảnh ghép”
4
4
4
4
4
4
b. Dạy các bài tập rèn luyện về câu:
+Đối với các b/tập đặt câu theo mẫu Ai là gì?Ai làm gì?Ai thế nào? Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Bằng gì? Vì sao? Để làm gì? GV cần giúp HS luyện tập th/hành theo mẫu là chủ yếu, chưa đòi hỏi KT về các kiểu câu và bộ phận của câu (HS sẽ được học ở L4,5).
c. Đối với các bài tập về dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than).
+GV cần cho HS luyện tập bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp nhằm khai thác sự cảm nhận về tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu của HS về các mẫu câu hoặc trả lời các câu hỏi đã học.
+Thông qua việc hướng dẫn HS làm mẫu (bằng cách thử đặt dấu câu vào một vị trí để xem xét đúng – sai hoặc đặt câu hỏi để xác định ý trọn vẹn theo mẫu câu đã học khi đặt dấu chấm, xác định các bộ phận cùng trả lời câu hỏi Ai làm gì?Ai thế nào? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào?... để đặt dấu phẩy), GV giúp HS bước đầu biết nhận xét về cách dùng dấu câu, chữa lỗi về dấu câu,... từ đó biết sử dụng dấu câu cho đúng, góp phần phục vụ kĩ năng viết cho các em.
+Bằng việc phân tích đoạn văn để tìm các câu được viết theo các kiểu câu đã học như trên
+HS sẽ có PP tư duy mạch lạc, tránh được lối làm bài có đáp số đúng mà không giải thích rõ ràng con đường đi đến đáp số ấy.
d. Dạy các bài tập làm quen với các biện pháp so sánh, nhân hóa.
+ Giáo viên có thể sử dụng các biện pháp gợi ý bằng câu hỏi, làm mẫu, lập bảng hoặc kẻ sơ đồ,... giúp học sinh dễ hình dung được cấu trúc của so sánh, cách nhân hóa.
Ví dụ: Bài tập 1 tuần 23 (trang 44 - 45 tập 2). GV chuẩn bị bảng phụ để HD HS nhận biết như sau:
Những sự vật được nhân hóa
Cách nhân hóa
Được gọi như
Được tả bằng những từ tả người
Kim giờ
Kim phút
Kim giây
bác
anh
bé
thận trọng, nhích từng li, từng li.
lầm lì, đi từng bước, từng bước.
tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng.
+ Ở các lớp có nhiều HS chưa hoàn thành, hạn chế về vốn tiếng việt, GV cần dành thời gian thích đáng để HD HS làm tốt các bài tập vừa sức, cố gắng đạt được yêu cầu tối thiểu.
+ Đối với một số bài tập có thể thực hiện bằng cách nói hoặc viết, giáo viên có thể chuyển yêu cầu viết thành nói
Ví dụ: Bài: So sánh – Dấu chấm – Tuần 3
+ Bài tập 2 / 24 (Tiếng việt 3 tập I). HS chỉ cần nêu các từ so sánh (tựa,như, là) không cần viết các từ này.
Ví dụ: Tuần 10 – Bài: So sánh. Dấu chấm. Bài tập 2/ 80 (Tiếng Việt 3 tập I): Tìm những âm thanh được so sánh với nhau, trong mỗi câu thơ, câu văn đã cho.
- GV yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn” để thực hiện yêu cầu bài tập.
- Sau khi làm việc cá nhân, làm việc cả nhóm, HS sẽ tìm ra được đâu là những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn.
3. Cung cấp một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu.
- Học sinh chủ yếu thực hành luyện tập để làm quen với kiến thức sẽ học ở các lớp trên. Đối với lớp 3, giáo viên có thể nêu tóm tắt một số ý tóm lược thật ngắn gọn để học sinh nắm chắc bài theo hướng dẫn trong sách giáo viên, không sa vào dạy lý thuyết
V. Các hình thức luyện tập:
1. Các bài tập về từ:
-Loại bài tập giúp HS mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
-Loại bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ.
-Loại bài tập giúp HS quản lí, phân loại vốn từ.
-Loại bài tập giúp HS luyện tập sử dụng từ.
2. Các bài tập về câu:
- Trả lời câu hỏi.
- Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi.
- Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu.
- Đặt câu theo mẫu.
4. Các bài tập về biện pháp tu từ:
- Nhận biết biện pháp tu từ.
- Bước đầu sử dụng biện pháp tu từ vào việc dùng từ, đặt câu.
3. Các bài tập về dấu câu:
- Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống.
- Tìm dấu câu thích hợp điều vào chỗ trống.
- Điền dấu câu vào chỗ thích hợp.
- Ngắt câu.
5. Quy trình giảng dạy:
1)Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS giải bài tập ở nhà (hoặc bài tập đã làm ở tiết trước); Hoặc nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước, cho ví dụ minh họa.
2)Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Trực tiếp hay gián tiếp (Tùy từng bài giới thiệu cho phù hợp).
- Hướng dẫn làm bài tập:
GV tổ chức cho HS thực hiện từng bài tập trong sách giáo khoa theo trình tự sau:
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ HS làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
+ HS trao đổi, nhận xét về kết quả. Rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức.
3)Củng cố, dặn dò:
GV chốt lại những kiến thức, kĩ năng cần nắm vững ở bài học; nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà dành cho HS mũi nhọn (nếu có).
HẾT
CHÚC QUÝ THẦY CÔ
CUỐI TUẦN VUI KHỎE
Báo cáo chuyên đề
Luyện từ và câu lớp 3
Năm học 2014 - 2015
Môn: Luyện từ và câu-Lớp 3
Vĩnh Nhuận, 21/03/2015
Người BC: Nguyễn Như Hổ
I. Đặt vấn đề:
Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ quan trọng đối với HS. Bởi tiếng Việt là môn học giúp các em hình thành bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Trong các phân môn tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn đặc biệt quan trọng đối với HS L3. Bởi phân môn LT&C rèn cho các em kỹ năng nói - viết thành câu.
Học tốt chương trình LT&C các em có thể nói viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp và thích học môn TV.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
+ Trường lớp khang trang sạch đẹp, cơ sở vật chất đầy đủ tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học.
+ Phòng học có đủ bàn ghế, bảng lớp, ... .
+ HS có đủ SGK, đồ dùng học tập.
+ Có đủ GV dạy lớp và GV dạy chuyên ở tất cả các môn: Mĩ thuật, Thể dục, Tiếng Anh,….
+ Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
2. Khó khăn:
+ Trình độ học lực của học sinh không đều. Một số em còn ham chơi không chú ý nghe giảng bài.
+ Một số gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, do hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn.
+ Một số em còn thiếu dụng cụ học tập, HS nghèo, HS khuyết tật.
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, củng cố hiểu biết về các kiểu câu (thông qua các mô hình) và thành phần câu (thông qua các câu hỏi) đã học ở lớp 2. Cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hóa (thông qua các BT).
2. Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng một số dấu câu.
3. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp và thích học tiếng Việt.
IV. HIỆN TRẠNG LỚP:
1. Giáo viên:
-Phần lớn giáo viên đã truyền thụ đầy đủ chính xác kiến thức và nội dung của tiết dạy; nắm khá chắc các hoạt động dạy học cơ bản của tiết dạy, việc nghiên cứu và chuẩn bị bài soạn khá chu đáo trước khi lên lớp.
-Tuy nhiên, đối với từng bài, từng tiết GV vẫn ngh/cứu chưa kỹ nên chưa hiểu hết ý đồ của SGK, dẫn đến trong tiết dạy GV chưa biết vận dụng, phối hợp các PP và hình thức dạy học cho phù hợp theo từng nội dung KT, từng dạng bài yêu cầu.
-Trong quá trình lên lớp dạy một tiết LT&C – lớp 3, GV tuy đã có nhiều cố gắng khi nghiên cứu các tài liệu tham khảo và SGV để nắm quy trình của tiết dạy, các HĐ dạy học cụ thể để vận dụng. Nhưng trong quá trình giảng dạy, do đặc điểm tình hình của lớp hay do những yếu tố khác nên khi vận dụng đã có những điểm tồn tại như đưa ra các HĐ dạy học chưa phù hợp, chưa cụ thể làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tiết dạy.
- Vấn đề tồn tại lớn nhất là việc định hướng tiến trình của một tiết dạy phân môn Luyện từ và câu chưa cụ thể, chưa hợp lý ( thể hiện trong bài soạn ) nên giáo viên hết sức lúng túng khi vận dụng hình thức tổ chức các hoạt động dạy học trong tiết dạy như: Hoạt động của thầy và trò chưa theo hướng tích cực; giáo viên làm việc nhiều, chủ yếu là làm mẫu, giảng giải; chưa có sự dẫn dắt, gợi ý để học sinh tự tìm tòi kiến thức nội dung cần biết.
Việc tổ chức các hình thức chưa hợp lý, như có bài tập cần phải sử dụng HĐ thảo luận nhóm, thì GV lại tổ chức làm việc chung cả lớp, có bài tập đề bài cần tổ chức cho HS HĐ cá nhân thì GV lại tổ chức trò chơi học tập, tập trung đối tượng HS hoàn thành. Thời gian bố trí cho từng HĐ chưa phù hợp, hệ thống câu hỏi và hình thức thực hành bài tập chưa đảm bảo yêu cầu, chưa phân loại đối tượng HS để bồi dưỡng HS hoàn thành khá tốt và giúp đỡ HS chưa hoàn thành trong tiết học.
2. Học sinh:
Nhìn chung đa số HS luôn cố gắng học tập đối với phân môn này. Vốn từ của các em được hình thành tự nhiên và từ nhận thức qua giao tiếp hàng ngày ở trường và ngoài XH. Tuy nhiên, do công tác giảng dạy của một vài GV còn hạn chế và các em là đối tượng HS L3 vùng nông thôn, ít được gia đình quan tâm nên vẫn tồn tại một số khuyết điểm sau:
-Điều tra thực tế khi trò chuyện với các em, chúng tôi nhận thấy vốn từ của các em quá nghèo (nhất là các em ở nông thôn ), các em nói chuyện với nhau và trả lời với GV không thành câu, nhiều khi dùng từ thiếu chính xác. Bên cạnh đó, trong tiết dạy GV ít chú trọng đến phần luyện nói đặc biệt là đối tượng HSCHT, GV ít sử dụng hình thức chủ động tích cực học tập cho HS nên các em đã ít có cơ hội thực hành giao tiếp Tiếng Việt ngoài xã hội, lại càng ít được bồi dưỡng khả năng sử dụng Tiếng Việt trong trường học.
-Hơn thế nữa, khi GV kiểm tra vở Bài tập Tiếng Việt của HS lớp 3, thấy rõ kỹ năng viết của các em vẫn có nhiều tồn tại như viết chưa thành câu, dùng từ còn lặp đi lặp lại nhiều lần, chưa hay, đôi lúc chưa chính xác; kỹ năng làm bài tập chưa đúng do xác định sai yêu cầu bài tập, hoặc do khả năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài còn hạn chế, sử dụng dấu câu không đúng chỗ trong câu hay đoạn văn, đặt câu và tìm câu hỏi, câu trả lời theo mẫu chưa thích hợp.
V. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
1.Nắm vững nội dung dạy học:
a. Mở rộng vốn từ:
- Ngoài những từ được dạy qua các bài tập đọc, những thành ngữ được cung cấp qua các bài tập viết, học sinh được mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm (Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương, Bắc – Trung – Nam, Anh em một nhà, Thành thị - nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc,
-Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất. Bước đầu được làm quen với một số từ ngữ địa phương thông qua các bài tập luyện từ và câu.
- Thông qua các bài tập đọc:
+ Tìm từ ngữ theo chủ điểm
+ Tìm hiểu, nắm nghĩa của từ.
+ Quản lí, phân loại vốn từ.
+ Luyện cách sử dụng từ.
b. Ôn luyện kiến thức đã học ở lớp 2:
- Ôn về các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm (chủ yếu thông qua các bài tập có yêu cầu nhận diện).
- Ôn về các kiểu câu đã học ở L2: Ai là gì? Ai (cái gì, con gì) làm gì? Ai thế nào? Các thành phần trong câu đáp ứng các câu hỏi Ai? Là gì? Làm gì? Thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Bằng gì? Vì sao? Để làm gì? Thông qua các bài tập:
+Trả lời câu hỏi.
+Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi.
+Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu.
+Đặt câu theo mẫu, ghép các bộ phận thành câu...
- Ôn về một số dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Thông qua các bài tập:
+ Chon dấu câu đã cho điền vào ô trống.
+ Tìm dấu câu thích hợp điền vào ô trống.
+ Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp.
+ Tập ngắt câu.
c. Bước đầu làm quen với các biện pháp tu từ, so sánh và nhân hóa:
- Về biện pháp so sánh, sách giáo khoa có nhiều loại hình bài tập như:
+Nhận diện (Tìm những sự vật được so sánh, những hình ảnh so sánh, các vế so sánh. Các từ so sánh, các đặc điểm được so sánh...).
+Tập nhận biết tác dụng của so sánh
+Tập đặt câu có dùng biện pháp so sánh.
- Về biện pháp nhân hóa, SGK có những loại hình bài tập như:
+ Nhận diện phép nhân hóa trong câu; cái gì được nhân hóa? Nhân hóa bằng cách nào.
+ Tập nhận biết cái hay của phép nhân hóa, tập viết câu, đoạn có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
2. Vận dụng một số hình thức d/học phù hợp:
- Các bài dạy LT&C SGK TV L3 được thiết kế tương tự như ở L2 đáp ứng yêu cầu đổi mới PP dạy học và phát huy tính tích cực học tập của HS.
-Để việc giảng dạy có hiệu quả với đối tượng HS cụ thể, ngoài việc nắm vững các kiến thức về từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt ở cả L2 và L3, GV cần lưu ý vận dụng linh hoạt các PP dạy học tích cực, áp dụng các kĩ thuật dạy học vào trong các tiết dạy sao cho phù hợp như: Kĩ thuật khăn trải bàn, Kĩ thuật các mảnh ghép, … và các hình thức dạy học phù hợp với nội dung từng bài học
a. Dạy các bài tập rèn luyện về từ:
- Ở hầu hết các dạng bài tập mở rộng vốn từ (theo chủ điểm,theo ý nghĩa khái quát – từ loại, theo quan hệ cấu tạo từ), bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ, bài tập hệ thống hóa và phân loại vốn từ, ... GV đều có thể tổ chức cho HS khai thác và phát huy vốn tiếng Việt thông qua việc thực hành luyện tập cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm, chuẩn bị các đồ dùng.
- Dạy học và phương tiện thích hợp như tranh ảnh, vật thật, mô hình, băng, đĩa,... bảng phụ, bảng nhóm, giấy khổ rộng, phấn hay bút dạ...) để học sinh hứng thú tham gia thực hành một cách nhẹ nhàng như tham gia các trò chơi, cuộc thi gần gũi với lứa tuổi.
Ví dụ: Tuần 2: Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi
Bài tập 1/16 (Tiếng việt 3 tập 1) : Tìm từ ngữ chỉ trẻ em.
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm hoặc trò chơi đố từ, thi tìm từ ngữ,...
- Dựa vào vốn từ ngữ HS tìm được (nhiều–ít, đúng–sai), GV kịp thời xác nhận k/quả hay điều chỉnh, uốn nắn, hoặc gợi ý bằng câu hỏi để HS tìm tòi, bổ sung thêm vốn từ ngữ cho bản thân.
- GV có thể áp dụng các kĩ thuật dạy học vào tiết dạy giúp HS chủ động tiếp thu kiến thức.
- Có thể sử dụng Kĩ thuật khăn trải bàn để giúp HS học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau, rèn HS kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như sự phối hợp làm việc theo nhóm tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.
-Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau. Nâng cao hiệu quả trong học tập.
Ví dụ: Tuần 7: Bài : Từ chỉ hoạt động, trạng thái – So sánh.
Bài tập 2/58 (Tiếng việt 3 tập 1) : Tìm các từ ngữ chỉ HĐ, trạng thái trong bài tập đọc. Trận Bóng Dưới Lòng Đường.
Bước 1: Chia cả lớp thành các nhóm nhỏ ( mỗi nhóm có 4 học sinh) và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao.
Bước 2: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng 2 – 3 phút nội dung bài tập.
Bước 3: Trên cở sở những ý kiến của mỗi cá nhân, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, viết trong ô chủ đề ý kiến chung.
Bước 4: Học sinh trình bày kết quả làm việc.
Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Sơ đồ kĩ thuật “Khăn trải bàn”
HS1: Ý kiến (K/quả) cá nhân 1
HS2: Ý kiến (K/quả) cá nhân 2
HS3: Ý kiến (K/quả) cá nhân 3
HS4: Ý kiến (K/quả) cá nhân 4
Ý kiến
(kết quả) chung
-Ngoài ra GV có thể sử dụng “Kĩ thuật mảnh ghép” nhằm kích thích sự tham gia tích cực của HS trong hoạt động nhóm. Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Ví dụ 1: Tuần 2–Bài tập 1/16 (TV3 tập I)
Bước 1: (Nhóm chuyên sâu) Chia cả lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm có khoảng 4 học sinh), yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu một nội dung khác nhau ở bài 1a,b,c.
Bước 2: Học sinh trình bày kết quả làm việc.
Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Ví dụ 2: Tuần 16–Bài tập 1,2/135 (TV, tập I)
Bước 1: (Nhóm chuyên sâu) Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+Nhóm 1: Em hãy kể tên một số thành phố ở nước ta.
+Nhóm 2: Hãy kể tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố.
Bước 2: Từng HS lần lượt tr/bày lại n/dung tìm hiểu của nhóm. Đảm bảo các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” đều nắm bắt được đầy đủ n/dung. Thư kí ghi lại k/quả trình bày của các thành viên trong nhóm mình.
Bước 3: Nhóm trưởng tr/bày k/quả làm việc.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Bằng cách này HS có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng.
Giai đoạn 1:
Nhóm
chuyên
sâu
Giai đoạn 2:
Nhóm
mảnh
ghép
1
1
1
2
2
2
3
3
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
Sơ đồ kĩ thuật “Mảnh ghép”
4
4
4
4
4
4
b. Dạy các bài tập rèn luyện về câu:
+Đối với các b/tập đặt câu theo mẫu Ai là gì?Ai làm gì?Ai thế nào? Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Bằng gì? Vì sao? Để làm gì? GV cần giúp HS luyện tập th/hành theo mẫu là chủ yếu, chưa đòi hỏi KT về các kiểu câu và bộ phận của câu (HS sẽ được học ở L4,5).
c. Đối với các bài tập về dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than).
+GV cần cho HS luyện tập bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp nhằm khai thác sự cảm nhận về tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu của HS về các mẫu câu hoặc trả lời các câu hỏi đã học.
+Thông qua việc hướng dẫn HS làm mẫu (bằng cách thử đặt dấu câu vào một vị trí để xem xét đúng – sai hoặc đặt câu hỏi để xác định ý trọn vẹn theo mẫu câu đã học khi đặt dấu chấm, xác định các bộ phận cùng trả lời câu hỏi Ai làm gì?Ai thế nào? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào?... để đặt dấu phẩy), GV giúp HS bước đầu biết nhận xét về cách dùng dấu câu, chữa lỗi về dấu câu,... từ đó biết sử dụng dấu câu cho đúng, góp phần phục vụ kĩ năng viết cho các em.
+Bằng việc phân tích đoạn văn để tìm các câu được viết theo các kiểu câu đã học như trên
+HS sẽ có PP tư duy mạch lạc, tránh được lối làm bài có đáp số đúng mà không giải thích rõ ràng con đường đi đến đáp số ấy.
d. Dạy các bài tập làm quen với các biện pháp so sánh, nhân hóa.
+ Giáo viên có thể sử dụng các biện pháp gợi ý bằng câu hỏi, làm mẫu, lập bảng hoặc kẻ sơ đồ,... giúp học sinh dễ hình dung được cấu trúc của so sánh, cách nhân hóa.
Ví dụ: Bài tập 1 tuần 23 (trang 44 - 45 tập 2). GV chuẩn bị bảng phụ để HD HS nhận biết như sau:
Những sự vật được nhân hóa
Cách nhân hóa
Được gọi như
Được tả bằng những từ tả người
Kim giờ
Kim phút
Kim giây
bác
anh
bé
thận trọng, nhích từng li, từng li.
lầm lì, đi từng bước, từng bước.
tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng.
+ Ở các lớp có nhiều HS chưa hoàn thành, hạn chế về vốn tiếng việt, GV cần dành thời gian thích đáng để HD HS làm tốt các bài tập vừa sức, cố gắng đạt được yêu cầu tối thiểu.
+ Đối với một số bài tập có thể thực hiện bằng cách nói hoặc viết, giáo viên có thể chuyển yêu cầu viết thành nói
Ví dụ: Bài: So sánh – Dấu chấm – Tuần 3
+ Bài tập 2 / 24 (Tiếng việt 3 tập I). HS chỉ cần nêu các từ so sánh (tựa,như, là) không cần viết các từ này.
Ví dụ: Tuần 10 – Bài: So sánh. Dấu chấm. Bài tập 2/ 80 (Tiếng Việt 3 tập I): Tìm những âm thanh được so sánh với nhau, trong mỗi câu thơ, câu văn đã cho.
- GV yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn” để thực hiện yêu cầu bài tập.
- Sau khi làm việc cá nhân, làm việc cả nhóm, HS sẽ tìm ra được đâu là những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn.
3. Cung cấp một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu.
- Học sinh chủ yếu thực hành luyện tập để làm quen với kiến thức sẽ học ở các lớp trên. Đối với lớp 3, giáo viên có thể nêu tóm tắt một số ý tóm lược thật ngắn gọn để học sinh nắm chắc bài theo hướng dẫn trong sách giáo viên, không sa vào dạy lý thuyết
V. Các hình thức luyện tập:
1. Các bài tập về từ:
-Loại bài tập giúp HS mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
-Loại bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ.
-Loại bài tập giúp HS quản lí, phân loại vốn từ.
-Loại bài tập giúp HS luyện tập sử dụng từ.
2. Các bài tập về câu:
- Trả lời câu hỏi.
- Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi.
- Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu.
- Đặt câu theo mẫu.
4. Các bài tập về biện pháp tu từ:
- Nhận biết biện pháp tu từ.
- Bước đầu sử dụng biện pháp tu từ vào việc dùng từ, đặt câu.
3. Các bài tập về dấu câu:
- Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống.
- Tìm dấu câu thích hợp điều vào chỗ trống.
- Điền dấu câu vào chỗ thích hợp.
- Ngắt câu.
5. Quy trình giảng dạy:
1)Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS giải bài tập ở nhà (hoặc bài tập đã làm ở tiết trước); Hoặc nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước, cho ví dụ minh họa.
2)Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Trực tiếp hay gián tiếp (Tùy từng bài giới thiệu cho phù hợp).
- Hướng dẫn làm bài tập:
GV tổ chức cho HS thực hiện từng bài tập trong sách giáo khoa theo trình tự sau:
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ HS làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
+ HS trao đổi, nhận xét về kết quả. Rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức.
3)Củng cố, dặn dò:
GV chốt lại những kiến thức, kĩ năng cần nắm vững ở bài học; nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà dành cho HS mũi nhọn (nếu có).
HẾT
CHÚC QUÝ THẦY CÔ
CUỐI TUẦN VUI KHỎE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Như Hổ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)