Đề+ĐA KTHK II Tiếng Việt 5 SAN HO
Chia sẻ bởi Bùi Thị Thanh Nhàn |
Ngày 10/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Đề+ĐA KTHK II Tiếng Việt 5 SAN HO thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Trường Tiểu học Đinh Văn V
TRA THỬ HỌC KÌ II (Lần thứ hai)
Năm học: 2009 – 2010
Môn: ĐỌC HIỂU - TẬP LÀM VĂN Lớp: 5
Thời gian làm bài: 60 phút
Ngày kiểm tra: 08/05/2010
Phần I: Đọc – hiểu.
A. Đọc thầm
MỘT BUỔI CHIỀU Ở ĐÀ LẠT
Một buổi chiều cuối tháng năm, mưa giông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc. Tôi mở cửa ra bao lơn nhìn sang rừng thông. Tôi để ý nhìn những cây thông cao, vỏ nứt nẻ, cành sần sùi, cong queo một cách mĩ thuật không ngờ. Dưới chân cây, cỏ dại mọc dày, cao, lá thon thon vươn dọc ngang, lá đan dày um tùm. Tôi nhìn ra xa hơn. Hồ Đà Lạt nằm im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như kim châm vào da, tất cả đã nhẹ nhàng đưa óc tôi liên tưởng đến phong cảnh xứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng thấy qua sách vở. Vấn vương trên phong cảnh, tôi còn nghe phảng phất giọng nhạc của Jean Sibélius, người nhạc sĩ đã hô hấp được cái hương vị của rừng thông âm u liên tiếp, của hồ nước lặng màu ngọc bích, của cảnh sắc đặc biệt xứ Phần Lan.
Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt vang lên tiếng chim hoàng anh hót. Tôi đưa mắt tìm xem chim đậu ở đâu mà hót. Mỗi lần nghe tiếng chim hoàng oanh là tôi phải nghĩ đến những cây bàng lá xanh mướt, vòm trời xanh có mây trắng nhẹ như bông. Đà Lạt có chim hoàng oanh hót là điều tôi không bao giờ ngờ. Nhưng kìa, trên một cành thông gãy có một chú hoàng oanh nhỏ đang mổ vỏ thông tìm mồi. Mổ nhanh nhanh một hồi rồi lại nhảy sang cành khác hót véo von. Mình chim thon thon, lông mướt, màu vàng nghệ, thật hoà hợp với giọng hót ấm áp.
Óc tôi vụt nhiên thấy êm ả vô cùng.
B. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
1. Tác giả liên tưởng đến điều gì khi ngắm cảnh Đà Lạt?
Tiếng hoàng oanh hót.
Phong cảnh xứ Phần Lan.
Vòm trời xanh có mây trắng nhẹ như bông.
2. Những từ láy tiếng có trong bài là:
rười rượi, um tùm.
mát mẻ, phảng phất, sần sùi, véo von.
thon thon, nhanh nhanh, vàng vàng.
3. Thời điểm tác giả tả cảnh Đà Lạt là:
Mùa xuân.
Mùa hạ.
Mùa thu.
4. Màu xanh được tác giả dùng để miêu tả những sự vật nào?
Rừng thông, mặt hồ.
Vòm trời, lá bàng.
Cả a và b.
5. Tác giả đã dùng những giác quan nào để tả cảnh vật trong bài?
Thị giác, thính giác, khứu giác.
Vị giác, xúc giác, thị giác.
Thị giác, thính giác, xúc giác.
6. Trong đoạn 1 có mấy câu dùng phương pháp so sánh?
1 câu.
2 câu.
3 câu.
7. Các vế trong câu ghép: “Hồ Đà Lạt nằm im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh.” được nối theo cách nào?
Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
Nối bằng từ có tác dụng nối.
Cả 2 ý trên.
8. Dấu phẩy trong câu: “Một buổi chiều cuối tháng năm, mưa giông vừa tạnh.” có tác dụng gì?
Ngăn cách các vế câu.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
9. Trong chuỗi câu: “Đà Lạt có chim hoàng oanh hót là điều tôi không bao giờ ngờ. Nhưng kìa, trên một cành thông gãy có một chú hoàng oanh nhỏ đang mổ vỏ thông tìm mồi.” Câu sau liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?
Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.
Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.
Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
10. Câu ghép “Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc.” có mấy vế câu?
2 vế câu.
3 vế câu.
4 vế câu.
PHẦN II: Tập làm văn.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
(Khoảng 20 – 25
TRA THỬ HỌC KÌ II (Lần thứ hai)
Năm học: 2009 – 2010
Môn: ĐỌC HIỂU - TẬP LÀM VĂN Lớp: 5
Thời gian làm bài: 60 phút
Ngày kiểm tra: 08/05/2010
Phần I: Đọc – hiểu.
A. Đọc thầm
MỘT BUỔI CHIỀU Ở ĐÀ LẠT
Một buổi chiều cuối tháng năm, mưa giông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc. Tôi mở cửa ra bao lơn nhìn sang rừng thông. Tôi để ý nhìn những cây thông cao, vỏ nứt nẻ, cành sần sùi, cong queo một cách mĩ thuật không ngờ. Dưới chân cây, cỏ dại mọc dày, cao, lá thon thon vươn dọc ngang, lá đan dày um tùm. Tôi nhìn ra xa hơn. Hồ Đà Lạt nằm im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như kim châm vào da, tất cả đã nhẹ nhàng đưa óc tôi liên tưởng đến phong cảnh xứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng thấy qua sách vở. Vấn vương trên phong cảnh, tôi còn nghe phảng phất giọng nhạc của Jean Sibélius, người nhạc sĩ đã hô hấp được cái hương vị của rừng thông âm u liên tiếp, của hồ nước lặng màu ngọc bích, của cảnh sắc đặc biệt xứ Phần Lan.
Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt vang lên tiếng chim hoàng anh hót. Tôi đưa mắt tìm xem chim đậu ở đâu mà hót. Mỗi lần nghe tiếng chim hoàng oanh là tôi phải nghĩ đến những cây bàng lá xanh mướt, vòm trời xanh có mây trắng nhẹ như bông. Đà Lạt có chim hoàng oanh hót là điều tôi không bao giờ ngờ. Nhưng kìa, trên một cành thông gãy có một chú hoàng oanh nhỏ đang mổ vỏ thông tìm mồi. Mổ nhanh nhanh một hồi rồi lại nhảy sang cành khác hót véo von. Mình chim thon thon, lông mướt, màu vàng nghệ, thật hoà hợp với giọng hót ấm áp.
Óc tôi vụt nhiên thấy êm ả vô cùng.
B. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
1. Tác giả liên tưởng đến điều gì khi ngắm cảnh Đà Lạt?
Tiếng hoàng oanh hót.
Phong cảnh xứ Phần Lan.
Vòm trời xanh có mây trắng nhẹ như bông.
2. Những từ láy tiếng có trong bài là:
rười rượi, um tùm.
mát mẻ, phảng phất, sần sùi, véo von.
thon thon, nhanh nhanh, vàng vàng.
3. Thời điểm tác giả tả cảnh Đà Lạt là:
Mùa xuân.
Mùa hạ.
Mùa thu.
4. Màu xanh được tác giả dùng để miêu tả những sự vật nào?
Rừng thông, mặt hồ.
Vòm trời, lá bàng.
Cả a và b.
5. Tác giả đã dùng những giác quan nào để tả cảnh vật trong bài?
Thị giác, thính giác, khứu giác.
Vị giác, xúc giác, thị giác.
Thị giác, thính giác, xúc giác.
6. Trong đoạn 1 có mấy câu dùng phương pháp so sánh?
1 câu.
2 câu.
3 câu.
7. Các vế trong câu ghép: “Hồ Đà Lạt nằm im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh.” được nối theo cách nào?
Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
Nối bằng từ có tác dụng nối.
Cả 2 ý trên.
8. Dấu phẩy trong câu: “Một buổi chiều cuối tháng năm, mưa giông vừa tạnh.” có tác dụng gì?
Ngăn cách các vế câu.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
9. Trong chuỗi câu: “Đà Lạt có chim hoàng oanh hót là điều tôi không bao giờ ngờ. Nhưng kìa, trên một cành thông gãy có một chú hoàng oanh nhỏ đang mổ vỏ thông tìm mồi.” Câu sau liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?
Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.
Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.
Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
10. Câu ghép “Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc.” có mấy vế câu?
2 vế câu.
3 vế câu.
4 vế câu.
PHẦN II: Tập làm văn.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
(Khoảng 20 – 25
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Thanh Nhàn
Dung lượng: 73,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)