De +DA HSG Ngu Van 6 13-14
Chia sẻ bởi Nguyễn Phương Lợi |
Ngày 17/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: De +DA HSG Ngu Van 6 13-14 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
Năm học 2013 – 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3.0 điểm):
Sau đây là phần trích trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên:
…Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
(Tô Hoài)
Chỉ ra biện pháp so sánh và nhân hóa có trong phần trích trên và nêu giá trị diễn đạt của những biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 2 ( 3.0 điêm):
Đoạn thơ sau đã gợi cho em nhiều cảm xúc. Hãy viết một đoạn văn ghi lại những cảm xúc đó.
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…
Lượm ơi, còn không?
(Lượm – Tố Hữu)
Câu 3 (4,0 điểm):
Hãy tả lại người bạn thân của em.
………………………hết …………………….
Họ và tên thí sinh……………………………………..Số báo danh………………
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
Năm học 2013 - 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang )
A- HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan.
- Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng.
- Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm.
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Câu 1 ( 3.0 điểm ):
- Chỉ ra được biện pháp so sánh và nhân hóa:
+ So sánh: Hai cái răng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc => 0.5 điểm.
+ Nhân hóa:
* Dế Mèn tự kể chuyện mình như con người => 0.5 điểm;
* Dùng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của con vật ( Dế Mèn): đi bách bộ, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai…=> 0.5 điểm (nếu thí sinh không liệt kê hết các từ ngữ liên quan nhưng hiểu rõ về bản chất của phép nhân hóa và cách thực hiện phép nhân hóa thì vẫn cho điểm tối đa).
- Tác dụng của phép so sánh và nhân hóa:
+ Phép so sánh góp phần làm nổi bật được sức mạnh của Dế Mèn => 0.5 điểm
+ Phép nhân hóa làm cho nhân vật Dế Mèn có hành động, tính nết giống như con người => Dế Mèn hiện lên rất có hồn…=> 0.5 điểm
+ Góp phần làm cho đoạn văn kể, tả về Dế Mèn sống động, hấp dẫn…=> 0.5 điểm
Lưu ý: Thí sinh có thể có cách trình bày khác nhưng nếu hiểu và trình bày được theo yêu cầu cảu đề bài thì vẫn cho điểm tối đa.
Câu 2 (3.0 điểm):
a) Đáp án:
Bài làm của thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Về kiến thức: Thí sinh trình bày được cảm xúc của mình mà cảm xúc đó được gợi lên từ đoạn thơ mà đề bài đã cho. Sau đây là một số gợi ý:
- Đoạn thơ đã diễn tả cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu trước sự hi sinh của Lượm.
- Sự hi sinh của Lượm đã gợi cảm xúc xót đau, thương tiếc, ngỡ ngàng…
- Cảm phục, trân trọng và ngưỡng mộ về sự hi sinh thiêng liêng, cao cả…sự hóa thân vào thiên nhiên, đất nước…
+ Về kỹ năng: Phải biết xây dựng đoạn văn, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả…
Thí sinh có thể có nhiều
KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
Năm học 2013 – 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3.0 điểm):
Sau đây là phần trích trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên:
…Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
(Tô Hoài)
Chỉ ra biện pháp so sánh và nhân hóa có trong phần trích trên và nêu giá trị diễn đạt của những biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 2 ( 3.0 điêm):
Đoạn thơ sau đã gợi cho em nhiều cảm xúc. Hãy viết một đoạn văn ghi lại những cảm xúc đó.
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…
Lượm ơi, còn không?
(Lượm – Tố Hữu)
Câu 3 (4,0 điểm):
Hãy tả lại người bạn thân của em.
………………………hết …………………….
Họ và tên thí sinh……………………………………..Số báo danh………………
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
Năm học 2013 - 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang )
A- HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan.
- Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng.
- Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm.
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Câu 1 ( 3.0 điểm ):
- Chỉ ra được biện pháp so sánh và nhân hóa:
+ So sánh: Hai cái răng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc => 0.5 điểm.
+ Nhân hóa:
* Dế Mèn tự kể chuyện mình như con người => 0.5 điểm;
* Dùng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của con vật ( Dế Mèn): đi bách bộ, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai…=> 0.5 điểm (nếu thí sinh không liệt kê hết các từ ngữ liên quan nhưng hiểu rõ về bản chất của phép nhân hóa và cách thực hiện phép nhân hóa thì vẫn cho điểm tối đa).
- Tác dụng của phép so sánh và nhân hóa:
+ Phép so sánh góp phần làm nổi bật được sức mạnh của Dế Mèn => 0.5 điểm
+ Phép nhân hóa làm cho nhân vật Dế Mèn có hành động, tính nết giống như con người => Dế Mèn hiện lên rất có hồn…=> 0.5 điểm
+ Góp phần làm cho đoạn văn kể, tả về Dế Mèn sống động, hấp dẫn…=> 0.5 điểm
Lưu ý: Thí sinh có thể có cách trình bày khác nhưng nếu hiểu và trình bày được theo yêu cầu cảu đề bài thì vẫn cho điểm tối đa.
Câu 2 (3.0 điểm):
a) Đáp án:
Bài làm của thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Về kiến thức: Thí sinh trình bày được cảm xúc của mình mà cảm xúc đó được gợi lên từ đoạn thơ mà đề bài đã cho. Sau đây là một số gợi ý:
- Đoạn thơ đã diễn tả cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu trước sự hi sinh của Lượm.
- Sự hi sinh của Lượm đã gợi cảm xúc xót đau, thương tiếc, ngỡ ngàng…
- Cảm phục, trân trọng và ngưỡng mộ về sự hi sinh thiêng liêng, cao cả…sự hóa thân vào thiên nhiên, đất nước…
+ Về kỹ năng: Phải biết xây dựng đoạn văn, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả…
Thí sinh có thể có nhiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phương Lợi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)