De+DA HSG 2016 cac mon Hải Phòng

Chia sẻ bởi Lê Quang | Ngày 26/04/2019 | 85

Chia sẻ tài liệu: De+DA HSG 2016 cac mon Hải Phòng thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI PHÒNG


(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
CÁC MÔN VĂN HOÁ CẤP THPT NĂM HỌC 2016 – 2017

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN – BẢNG KHÔNG CHUYÊN
Ngày thi: 12/10/2016

Phần
Câu
Nội dung
Điểm

I.
ĐỌC HIỂU

1


Nhận xét về thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản:
- Thái độ của tác giả: băn khoăn, lo âu trước hiện tượng những điều tử tế, việc tử tế bị hồ nghi, mổ xẻ bởi dư luận và hiệu ứng đám đông.
- Nhận xét: đây là một thái độ đầy trách nhiệm, trăn trở trước những vấn đề của cuộc sống; thể hiện niềm mong mỏi của tác giả: con người cần khách quan khi đánh giá các hiện tượng đời sống.
1,0
0,5


0,5



2




Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến điều tử tế nào cũng bị mổ xẻ đến mức “nát” hình hài.
*Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn và dung lượng, diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc.
*Học sinh có thể đưa ra những suy nghĩ, quan điểm riêng của cá nhân nhưng phải đưa ra lí lẽ thuyết phục, hợp lí, không đi trái lại với đạo đức, pháp luật. Một vài gợi ý:
- Giải thích ý kiến của tác giả: Từ câu chuyện về tài xế Phan Văn Bắc, tác giả đã đưa ra một thực trạng khá phổ biến trong xã hội hiện nay: những điều tử tế bị dư luận đánh giá một cách chủ quan, phiến diện, chỉ dựa theo tâm lí đám đông.
- Trình bày quan điểm của bản thân về ý kiến của tác giả:
Nguyên nhân của thực trạng: Ranh giới giữa chuyện xấu xa và điều tử tế đôi khi rất mong manh; trên thực tế, còn tồn tại những chuyện xấu xa “núp bóng” điều tử tế; sự tác động mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội dễ chi phối sự nhận thức, đánh giá của con người,…
Bàn luận:
+ Sự nghi ngờ dựa trên những cơ sở hợp lí lại là cần thiết để có cái nhìn đa chiều, đúng đắn về các sự việc, hiện tượng.
+ Không phải điều tử tế nào cũng bị hoài nghi, vẫn có những việc tử tế được trân trọng, ngợi ca, có tác động tích cực đến đời sống.
Giải pháp: Cần có nhận thức tỉnh táo, lập trường vững vàng. Cần nuôi dưỡng lòng tin vào những điều tử tế, làm những việc tử tế nhưng phải thẳng thắn đối diện, vạch rõ, tìm cách giải quyết triệt để những chuyện xấu xa.

2,0

0,25

1,75









II. LÀM VĂN















































1

Ai cũng có thể trở thành những con người lớn bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn… Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!
(Để chạm vào hạnh phúc - Giản Tư Trung,
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Anh/chị hãy đối thoại với Giản Tư Trung về cách “chạm” vào hạnh phúc.
3,0



a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân.
0,25



b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Quan niệm về cách đạt được hạnh phúc.
0,5




c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận; có những kiến giải sâu sắc; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động. Bài viết đảm bảo những ý sau:
* Giải thích:
- Con người lớn: con người trưởng thành, sống có ý nghĩa
- Làm được những việc lớn: theo đuổi và thực hiện được những lí tưởng sống cao đẹp, những mơ ước, hoài bão lớn lao.
- Làm những việc nhỏ với tình yêu cực lớn: biết trân trọng, vun đắp những giá trị bình dị, nhỏ bé trong cuộc sống với tất cả nhiệt huyết và đam mê.
- Chạm: đạt được, vươn tới
( Ý kiến của tác giả bàn luận về những cách khác nhau để vươn tới hạnh phúc.
*Bàn luận: Học sinh đưa ra quan điểm và lựa chọn riêng của bản thân để đối thoại với Giản Tư Trung. Một vài gợi ý:
- Làm được những việc lớn lao, con người sẽ thực hiện được khát vọng lớn của đời mình, khẳng định năng lực bản thân, có đóng góp tích cực cho xã hội.
- Có những việc bé nhỏ, bình dị khi được làm với sự nghiêm túc, cẩn trọng, đam mê sẽ đem lại ý nghĩa sâu sắc với bản thân và những người xung quanh. Đó cũng là cách đem lại cho con người cảm giác hạnh phúc.
- Mỗi người có cách lựa chọn riêng. Dù chọn cách nào cũng cần theo đuổi lựa chọn đó với tình yêu, sự nhiệt huyết.
- Cần phê phán những kẻ coi thường những điều nhỏ bé, chỉ hướng tới những điều xa vời, viển vông và những người không dám đặt ra và vươn tới những mục đích lớn lao.
*Bài học nhận thức và hành động:
- Cần có quan niệm tích cực về hạnh phúc.
- Cần nỗ lực, say mê, nhiệt huyết, có hành động cụ thể để theo đuổi lí tưởng và tạo dựng hạnh phúc đích thực, không chỉ vun đắp hạnh phúc cá nhân, riêng tư mà còn cần hướng đến những hạnh phúc lớn lao cho cộng đồng.







0,5









0,5













0,5







d. Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,5





e. Ngôn ngữ diễn đạt
Diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25



2
Về một nguồn sức mạnh mà anh/chị nhận được từ tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
4,0



1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân.
0,25



2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giá trị của tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) đối với người đọc.
0,5



3. Nội dung: Có thể trình bày theo định hướng sau:
a. Khái quát chung:
- Giới thiệu về sáng tác, quan niệm văn chương tiến bộ của Thạch Lam trong xu hướng văn học lãng mạn Việt Nam 30 – 45 và tác phẩm Hai đứa trẻ
- Giải thích: nguồn sức mạnh: sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm của con người.
b. Từ việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ, người viết bày tỏ suy nghĩ về một nguồn sức mạnh nhận được từ tác phẩm. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, đưa ra quan điểm riêng, nhưng phải có tính thuyết phục, có những kiến giải sâu sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ kết hợp dẫn chứng hợp lí và không trái với đạo đức, pháp luật.
Một vài gợi ý:
- Sức mạnh của tình yêu thương, sức mạnh đến từ trái tim nhân hậu, vị tha, biết cảm thông, chia sẻ với những kiếp sống tối tăm, mòn mỏi.
- Sức mạnh đến từ niềm tin mãnh liệt về cuộc đời và con người, phát hiện, trân trọng, nâng niu và có niềm tin yêu tha thiết vào cái đẹp khuất lấp, man mác khắp hang cùng ngõ hẻm..., vào vẻ đẹp tâm hồn con người, đặc biệt là thế giới trẻ thơ.
- Sức mạnh đến từ những khát vọng, mơ ước thiết tha, bền bỉ về một cuộc sống khác tươi sáng hơn dẫu còn mong manh, mơ hồ của con người.
...
( Nguồn sức mạnh tinh thần sẽ giúp con người biết yêu thương, tin tưởng vào cuộc đời và con người; nuôi dưỡng những hoài bão của bản thân dù trong bất cứ nghịch cảnh nào.
c. Đánh giá, bàn luận:
- Với trái tim nhân hậu, giọng điệu riêng thủ thỉ, tâm tình, thấm đẫm chất thơ, văn Thạch Lam tựa dòng suối mát lành len lỏi vào tâm hồn và thắp sáng ngọn lửa của niềm tin, trao cho con người nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao (Học sinh có thể so sánh với các tác giả, tác phẩm khác để thấy rõ nét riêng của văn Thạch Lam trong việc trao gửi nguồn sức mạnh tinh thần cho con người).
- Nguồn sức mạnh nhận được từ tác phẩm Hai đứa trẻ đã thể hiện đặc trưng của văn học lãng mạn (chú trọng khám phá, khai thác thế giới nội tâm của con người; trân trọng, đề cao lí tưởng, mơ ước, khát vọng; đem đến cho con người những niềm tin mãnh liệt, những sức mạnh tinh thần lớn lao); chức năng của văn chương nghệ thuật (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ,...).
- Để có thể khám phá và tiếp nhận những giá trị sâu sắc của tác phẩm, mỗi bạn đọc cần phải là một độc giả chân chính trong quá trình đồng sáng tạo với nhà văn.
- Nguồn sức mạnh tinh thần nhận được từ tác phẩm cần được hiện thực hoá trong cuộc sống bằng những hành động thực tiễn, cụ thể để có thể vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.
...
2,5



4. Sáng tạo:
- Bộc lộ sự sáng tạo trong cách trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng; trong diễn đạt, tư duy.
- Có quan điểm, thái độ riêng, sâu sắc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,5



e. Ngôn ngữ diễn đạt
Diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25


……………………..HẾT…………………….
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)