đề cương Vật lí 11học kì 2

Chia sẻ bởi Trần Thùy | Ngày 26/04/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: đề cương Vật lí 11học kì 2 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016
TỔ LÍ – SINH – CN MÔN :VẬT LÍ 11(CB)

I. TRẮC NGHIỆM
Bài 19: Từ trường
- Nêu được từ trường tồn tại ở đâu và có tính chất gì?
- Đặc điểm của đường sức từ của thanh nam châm thẳng, của nam châm chữ Uvà của dòng điện thẳng dài vô hạn.
Bài 20: Lực từ - cảm ứng từ
- Đơn vị cảm ứng từ.
- Đặc điểm của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện.
Bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- Đặc điểm của vecto cảm ứng từ do dòng điện thẳng dài vô hạn gây ra tại một điểm (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn)
- Công thức tính cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây hình trụ.
Bài 22: Lực lorenxo
- Định nghĩa và đặc điểm của lực lorenxo điểm (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn).
Bài 23: Từ thông – cảm ứng điện từ
- Viết được công thức tính từ thông qua một diện tích và nêu được đơn vị đo từ thông. Nêu được các cách làm biến đổi từ thông.
- Nêu được dòng điện Fu-cô là gì?
Bài 25: Tự cảm
- Định nghĩa hiện tượng tự cảm
- Công thức tính suất điện động tự cảm
Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
- Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Định luật khúc xạ ánh sáng
Bài 27: Phản xạ toàn phần
- Điều kiện để có phản xạ toàn phần
Bài 28: Lăng kính
- Đường truyền của các tia sáng qua lăng kính
Bài 29: Thấu kính mỏng
- Công thức độ tụ, công thức xác định vị trí ảnh, độ phóng đại
- Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính
- Đặc điểm tạo ảnh của thấu kính hội tụ và phân kỳ
Bài 30: Mắt
- Đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão và cách khắc phục các tật trên.
II. TỰ LUẬN
Bài tập thấu kính mỏng
MỘT SỐ CÂU HỔI VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1. Lực tương tác nào sâu đây không phải lực từ
A. Lực tương tác giữa hai điện tích  B. Lực tương tác giữa hai dòng điện.
C. Lực tương tác giữa hai nam châm. D. Lực tương tác giữa dòng điện và nam châm.
Câu 2. Đơn vị của cảm ứng từ là
A. vôn. B. ampe. C. niu-tơn. D. tesla.
Câu 3. Một dây dẫn thẳng, dài 0,5m đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ là 2T. Dây dẫn làm với vectơ cảm ứng từ củatừ trường một góc 300. Cường độ dòng điện trogn dây là 4A. Tính lực từ tác dụng lên dây dẫn?
A. 4N B. 2N C. 8N. D. N
Câu 5. Một dây dẫn thẳng dài Mn dài 6 cm có dòng điện 5A đăth trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2 N. Góc  hợp bởi dây dẫn MN và vectơ cảm ứng từ là
A. 0,50 B. 300 C. 600 D. 900


Câu 4. Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây dẫn có
A. phương ngang hướng sang trái.
B. Phương ngang hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng hướng lên.
D. Phương thẳng đứng hướng xuống.
Câu 6. Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vecto cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó là 3.10-2 N. Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn là
A. 0,4 (T). B. 0,8 (T). C. 1,0 (T). D. 1,2 (T).
Câu 7. Một ống dây dài 50 cm, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2A, cảm ứng từ bên trong lòng ống dây có độ lớn B = 25.10-4 (T). Số vòng dây của ống dây là
A. 250 B. 320 C. 418 D. 497
Câu 8. Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thùy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)