ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 11 HK1- CÓ DẤP ÁN

Chia sẻ bởi Trần Thùy | Ngày 26/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 11 HK1- CÓ DẤP ÁN thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ KHỐI 11 CƠ BẢN HỌC KỲ I
Năm hoc: 2016-2017
I. TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông: Nội dung, biểu thức định luật Cu-lông.
Bài 2 Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích:
- Cơ sở, nội dung thuyết electron (gồm 3 nội dung). Giải thích sự nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng.
Bài 3. Điện trường. Cường độ điện trường
- Định nghĩa điện trường, công thức tính cường độ điện trường do điện tích gây ra.
- Nguyên lí chồng chất điện trường
Bài 5. Điện thế hiệu điện thế:
- Định nghĩa hiệu điện thế,công thức liên hệ giữa U & E
Bài 6. Tụ điện
- Công thức, đơn vị điện dung của tụ điện
CHƯƠNG II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Bài 7. Dòng điện không đổi – Nguồn điện
- Định nghĩa dòng điện không đổi, hiện tượng đoản mạch, suất điện động của nguồn điện.
Bài 8. Điện năng – Công suất điện
- Công thức tính công, công suất của nguồn điện
Bài 9. Định luật Ôm đối với toàn mạch
- Phát biểu nội dung và viết công thức định luật Ôm với toàn mạch
- Công thức tính hiệu suất của nguồn
Bài 10. Ghép các nguồn điện thành bộ
- Bộ nguồn nối tiếp, bộ nguồn song song
Chương III: Dòng điện trong các môi trường: Kim loại, chất khí,chất điện phân.
- Nêu được bản chất dòng điện trong kim loại , dòng điện trong chất điện phân, dòng điện trong chất khí.
- Sự phụ thuộc của điện trở suất kim loại vào nhiệt độ, hiện tượng siêu dẫn.
- Phát biểu nội dung,viết công thức của các định luật Fa –ra – đây, công thức Fa –ra – đây.
- Ứng dụng của hiện tượng điện phân
- Nêu được điều kiện tạo ra tia lửa điện, hồ quang điện và ứng dụng của hồ quang điện
II. TỰ LUẬN
Giải bài toán về toàn mạch
BÀI TẬP THAM KHẢO
A.TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 < 0. B. q1< 0 và q2 > 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 < 0.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.
Câu 3: Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. lực hút với độ lớn F = 45 (N). B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
C. lực hút với độ lớn F = 90 (N). D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
Câu 4: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
A. r = 0,6 (cm). B. r = 0,6 (m). C. r = 6 (m). D. r = 6 (cm).
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ xát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.
B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.
C. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
D. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.
Câu 6: Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì
A. hai quả cầu đẩy nhau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thùy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)