Đề Cương Văn Học 11_HKI_SiêuHot
Chia sẻ bởi Ngô Thành Đại |
Ngày 26/04/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Đề Cương Văn Học 11_HKI_SiêuHot thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT VŨNG TÀU LỚP 11A3
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN NGỮ VĂN 11 – HKI (2011 – 2012)
(((
A – TÁC PHẨM VĂN HỌC. NHỮNG BÀI VĂN THAM KHẢO
CHỦ ĐỀ 1: TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO – NAM CAO
Đề Bài: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao để làm nổi bật tấn bi kịch của Chí Phèo.
Bài Làm Tham Khảo
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Người trí thức và nông dân nghèo là hình ảnh quen thuộc trong các tác phẩm của ông. “Chí Phèo” là một tác phẩm được xem là kiệt tác của nhà văn Nam Cao, kết tinh đầy tài năng nghệ thuật, cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Đặc biệt, ở đó, Nam Cao đã khá thành công khi miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của Chí Phèo để làm bật lên tấn bi kịch của nhân vật này – một nhân vật người nông dân bị tha hóa điển hình trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Thật vậy, Chí Phèo là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ. Trước tiên là bi kịch con người bị tha hóa. Chí Phèo vốn là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ, và may mắn được một người đi thả ống lươn nhặt về. Sau đó, Chí được mọi người truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên, Chí sống bơ vơ, không nơi nương tựa, không người thân thích. Đó là một tuổi thơ đầy bất hạnh! Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho Bá Kiến – một chàng trai nông dân “hiền như đất” và chất phác, thật thà. Nếu không có những biến động xã hội bên ngoài thì cuộc sống của Chí Phèo cứ bình dị trôi qua. Nỗi khao khát giản dị có một gia đình nhỏ bé, hạnh phúc “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải” luôn thường trực trong Chí, để sau này khi mọi thứ đều đổ vỡ thì đó là nỗi khắc khoải vô cùng tận trong suốt cuộc đời Chí. Những chi tiết về quãng đời lương thiện của Chí được tác giả lướt qua hoặc đan xen trong các đoạn hồi tưởng. “Hắn nhớ đến bà ba, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa....Hắn thấy nhục hơn là thích!” Chính những chi tiết tưởng chừng nhỏ bé này lại làm ánh lên được phẩm chất tốt đẹp của Chí: một người có lòng tự trọng và ý thức được về nhân phẩm. Thế nhưng, chỉ vì một cơn ghen bóng gió của Bá Kiến mà Chí bị đẩy vào tù. Sau bảy, tám năm trở về, con người Chí đã thay đổi. Cái nhà tù thực dân nửa phong kiến đã cướp mất đi nhân hình lẫn nhân tính trong Chí. Chí về với “cái đầu trọc lốc, cái răng trắng hớn..”, trông “gớm chết” Đây hoàn toàn là hình dáng của một thằng lưu manh, tên côn đồ. Bắt đầu từ đó, hắn tha hóa và dần mất hết tính người. Chỉ biết mỗi chuyện: uống rượu say khướt, rạch mặt, ăn vạ, dọa nạt, đâm chém, xin tiền… Chính bởi những cái đó càng làm cho hắn cô độc hơn khi cơn say trong hắn cứ triền miên từ ngày nay qua tháng nọ. Trong người hắn chẳng còn máu, mà chỉ có rượu thôi, rượu chảy trong hắn và nuôi sống hắn! Hắn trở thành tay sai cho Bá Kiến, trở thành công cụ thực thi những thủ đoạn & âm mưu cho Bá Kiến. Hắn đã làm chảy máu và nước mắt, phá tan bao nhiêu cơ nghiệp của dân làng. Cứ thế, hắn càng ngày càng bị đẩy tiến xa hơn vào con đường tội lỗi. Và rồi hắn trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” lúc nào không hay. Tiếng nói của Chí Phèo thật nổi tiếng, đến nỗi mỗi khi Chí cất lên tiếng chửi để người ta đáp lại mình nhưng không ai đáp lại cả, bởi họ không chấp nhận hoặc không muốn dây với thằng say rượu, kẻ lưu manh, một thằng tứ cố vô thân như hắn. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với đời dù là hình thức giao tiếp hạ đẳng nhất; nhưng, nó lại không được ai đáp lại cả. Suy ra cho cùng thì hắn cũng chỉ được xếp ngan hàng với mấy con chó. Xã hội thật sự đào thải hắn, không cho hắn dung thân và cũng không cho hắn có được cái cơ hội nào nữa cả.
Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn có những nốt trầm bỏng khác nhau. Cuộc sống của Chí Phèo có một bước ngoặc lớn khi Thị Nở xuất hiện. Trong một cơn say bí tỉ, vô tình
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN NGỮ VĂN 11 – HKI (2011 – 2012)
(((
A – TÁC PHẨM VĂN HỌC. NHỮNG BÀI VĂN THAM KHẢO
CHỦ ĐỀ 1: TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO – NAM CAO
Đề Bài: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao để làm nổi bật tấn bi kịch của Chí Phèo.
Bài Làm Tham Khảo
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Người trí thức và nông dân nghèo là hình ảnh quen thuộc trong các tác phẩm của ông. “Chí Phèo” là một tác phẩm được xem là kiệt tác của nhà văn Nam Cao, kết tinh đầy tài năng nghệ thuật, cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Đặc biệt, ở đó, Nam Cao đã khá thành công khi miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của Chí Phèo để làm bật lên tấn bi kịch của nhân vật này – một nhân vật người nông dân bị tha hóa điển hình trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Thật vậy, Chí Phèo là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ. Trước tiên là bi kịch con người bị tha hóa. Chí Phèo vốn là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ, và may mắn được một người đi thả ống lươn nhặt về. Sau đó, Chí được mọi người truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên, Chí sống bơ vơ, không nơi nương tựa, không người thân thích. Đó là một tuổi thơ đầy bất hạnh! Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho Bá Kiến – một chàng trai nông dân “hiền như đất” và chất phác, thật thà. Nếu không có những biến động xã hội bên ngoài thì cuộc sống của Chí Phèo cứ bình dị trôi qua. Nỗi khao khát giản dị có một gia đình nhỏ bé, hạnh phúc “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải” luôn thường trực trong Chí, để sau này khi mọi thứ đều đổ vỡ thì đó là nỗi khắc khoải vô cùng tận trong suốt cuộc đời Chí. Những chi tiết về quãng đời lương thiện của Chí được tác giả lướt qua hoặc đan xen trong các đoạn hồi tưởng. “Hắn nhớ đến bà ba, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa....Hắn thấy nhục hơn là thích!” Chính những chi tiết tưởng chừng nhỏ bé này lại làm ánh lên được phẩm chất tốt đẹp của Chí: một người có lòng tự trọng và ý thức được về nhân phẩm. Thế nhưng, chỉ vì một cơn ghen bóng gió của Bá Kiến mà Chí bị đẩy vào tù. Sau bảy, tám năm trở về, con người Chí đã thay đổi. Cái nhà tù thực dân nửa phong kiến đã cướp mất đi nhân hình lẫn nhân tính trong Chí. Chí về với “cái đầu trọc lốc, cái răng trắng hớn..”, trông “gớm chết” Đây hoàn toàn là hình dáng của một thằng lưu manh, tên côn đồ. Bắt đầu từ đó, hắn tha hóa và dần mất hết tính người. Chỉ biết mỗi chuyện: uống rượu say khướt, rạch mặt, ăn vạ, dọa nạt, đâm chém, xin tiền… Chính bởi những cái đó càng làm cho hắn cô độc hơn khi cơn say trong hắn cứ triền miên từ ngày nay qua tháng nọ. Trong người hắn chẳng còn máu, mà chỉ có rượu thôi, rượu chảy trong hắn và nuôi sống hắn! Hắn trở thành tay sai cho Bá Kiến, trở thành công cụ thực thi những thủ đoạn & âm mưu cho Bá Kiến. Hắn đã làm chảy máu và nước mắt, phá tan bao nhiêu cơ nghiệp của dân làng. Cứ thế, hắn càng ngày càng bị đẩy tiến xa hơn vào con đường tội lỗi. Và rồi hắn trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” lúc nào không hay. Tiếng nói của Chí Phèo thật nổi tiếng, đến nỗi mỗi khi Chí cất lên tiếng chửi để người ta đáp lại mình nhưng không ai đáp lại cả, bởi họ không chấp nhận hoặc không muốn dây với thằng say rượu, kẻ lưu manh, một thằng tứ cố vô thân như hắn. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với đời dù là hình thức giao tiếp hạ đẳng nhất; nhưng, nó lại không được ai đáp lại cả. Suy ra cho cùng thì hắn cũng chỉ được xếp ngan hàng với mấy con chó. Xã hội thật sự đào thải hắn, không cho hắn dung thân và cũng không cho hắn có được cái cơ hội nào nữa cả.
Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn có những nốt trầm bỏng khác nhau. Cuộc sống của Chí Phèo có một bước ngoặc lớn khi Thị Nở xuất hiện. Trong một cơn say bí tỉ, vô tình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thành Đại
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)