DE CUONG VÀ BAI TAP THI HK I NAM HOC 2017 2018

Chia sẻ bởi Mai Thanh Hải | Ngày 27/04/2019 | 96

Chia sẻ tài liệu: DE CUONG VÀ BAI TAP THI HK I NAM HOC 2017 2018 thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC 10
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN HOÁ HỌC LỚP 10

A. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
I. Chương I: Nguyên tử
1. Thành phần nguyên tử: nguyên tử gồm lớp vỏ electron mang điện tích âm và hạt nhân mang điện tích dương
a. Lớp vỏ: Bao gồm các electron mang điện tích âm.
- Điện tích: qe = -1,602.10-19C = 1-
- Khối lượng: me = 9,1095.10-31 kg
b. Hạt nhân: Bao gồm các proton và các nơtron
-. Proton
- Điện tích: qp = +1,602.10-19C = 1+
- Khối lượng: mp = 1,6726.10-27 kg ( 1u (đvC)
-. Nơtron
- Điện tích: qn = 0
- Khối lượng: mn = 1,6748.10-27 kg ( 1u
Kết luận:
Hạt nhân mang điện dương, còn lớp vỏ mang điện âm
Tổng số proton = tổng số electron trong nguyên tử (p=e)
Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton và nơtron
2. Điện tích và số khối hạt nhân
a. Điện tích hạt nhân.
Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron (Z = p = e)
Thí dụ: Nguyên tử có 17 electron thì điện tích hạt nhân là 17+
b. Số khối hạt nhân
A = Z + N
c. Nguyên tố hóa học
- Là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân.
- Số hiệu nguyên tử (Z): Z = P = e
- Kí hiệu nguyên tử:
 Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử.
3. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình
a. Đồng vị: Là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron (khác nhau số khối A).
b. Nguyên tử khối trung bình

4. Cấu hình electron trong nguyên tử
a. Mức năng lượng Trật tự mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s ....
b. Cấu hình electron
Cách viết cấu hình electron trong nguyên tử:
+ Xác định số electron
+ Sắp xếp các electron vào phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng
+ Viết electron theo thứ tự các lớp và phân lớp.
II. Chươg 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: theo 3 nguyên tắc
2. Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm ô nguyên tố, chu kì và nhóm nguyên tố
3. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron, bán kính nguyên tử, độ âm điện , tính kim loại , tính phi kim, tính axit- bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng, hóa trị cao nhất với oxi, hóa trị trong hợp chất khí với hiđro theo chu kì và theo nhóm A.
- Lưu ý: Hóa trị cao nhất với oxi (m) = số nhóm A
Hóa trị trong hợp chất với H (n): m + n = 8
4. Ý nghĩa bảng tuần hoàn:
- Mối quan hệ : số thứ tự ô nguyên tố = số proton, số electron
Số thứ tự chu kì = số lớp electron
Số thứ tự nhóm A = số electron lớp ngoài cùng
* Lưu ý: số nhóm = số electron hóa trị
+ Với các nguyên tố nhóm A thì: số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng
+ Với các nguyên tố nhóm B thì số electron hóa trị = số e lớp ngoài cùng + số e phân lớp sát trong nếu phân lớp đó chưa bão hòa ( nếu số e hóa trị bằng 8,9,10 thì đều được xếp vào nhốm VIIIB).
- Khi biết vị trí của nguyên tố trong BTH ta có thể suy ra tính chất cơ bản của chúng và so sánh tính chất của nó với các nguyên tố lân cận.
III. Chương 3. Liên kết hóa học
1. Khái niệm về liên kết hoá học – Qui tắc bát tử:
Liên kết hoá học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
- Qui tắc bát tử: nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình electron bền vững của các khí hiếm với 8 electron (hoặc 2 elctrron đối với heli) ở lớp ngoài cùng.
2. Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị không phân cực, liên kết cộng hoá trị có phân cực

Liên kết
Liên kết ion
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thanh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)