ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC LỚP 11 NC

Chia sẻ bởi Võ Hữu Cảnh | Ngày 26/04/2019 | 118

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC LỚP 11 NC thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI SINH HKII
CÂU 1: Phân biệt hướng động và ứng động.
1/- Giống: Đều là hình thức vận động của cơ quan thực vật để phản ứng lại tác nhân kích thích từ môi trường -> giúp thực vật tồn tại và phát triển.  2/- Khác:  * Hướng động:  - Tác nhân kích thích: từ một hướng xác định.  - Hướng phản ứng của cq thực vật phụ thuộc hướng kích thích (dương: tới, âm: tránh xa)  - Cơ chế: luôn có sự sinh trưởng (không đều của các tế bào ở 2 phía của cơ quan, nhờ sự phân bố auxin).  - Cơ quan thực hiện có dạng hình trụ (thân, rễ, ..)  - Tốc độ: chậm.  * Ứng động:  - Tác nhân kích thích: không định hướng (hiệu quả tác động đồng đều lên các cơ quan của cây).  - Hướng phản ứng của cq thực vật không phụ thuộc hướng kích thích (mà phụ thuộc đặc điểm cấu tạo của cơ quan pứ)  - Cơ chế: có sự sinh trưởng hoặc không có sự sinh trưởng (do biến động sức trương của vùng chuyên trách hoặc có rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lí, sinh hóa theo nhịp điệu của đồng hồ sinh học).  - Cơ quan thực hiện có dạng hình dẹp 2 bên (cánh hoa, lá ..)  - Tốc độ: nhanh.
CÂU 2:Vai trò của hướng động và ứng động.
* Hướng động: Giúp cây thích ứng với sự biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển. Trong trồng trọt, vệc tưới nước, bón phân tạo đk cho rễ phát triển theo mong muốn.
* Ứng động: Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng giúp cây thích nghi đa dạng với biến đổi môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanhhay theo nhịp điệu đồng hồ sinh học.
CÂU 3: Cảm ứng ở động vật và ví du minh họa.
- Cảm ứng của động vật là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường bên ngoài (cũng như bên trong cơ thể) đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển.
- Sự lan truyền xung thân kinh được thực hiện theo cung phản xạ, mà phản xạ là những phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể từ môi trường (trong và ngoài) thông qua hệ thần kinh. Phản xạ luôn gắn liền với cung phản xạ, một cung phản xạ bao gồm ba bộ phận là:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích: cơ quan thụ cảm, các giác quan.
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp: não bộ và hạch thần kinh.
+ Bộ phận phản ứng: cơ co.
Vd: Khi trời lạnh mèo xù lông, co mạch máu, và nằm co mình lại
   + Tác nhân kích thích: Những thay đổi của môi trường gây được phản ứng ở sinh vật
   + Cảm ứng: là nhận biết kích thích và phản ứng với kích thích
   + Tính cảm ứng: Khả năng nhận biết kích thích để phản ứng với kích thích đó
   + Phản xạ: Một điển hình của cảm ứng
Để có cảm ứng cần 
   + Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
   + Bộ phận phân tích tổng hợp (hệ thần kinh)
   + Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến…)
STT
Cấu tạo tổ chức thần kinh
Đặc điểm của cảm ứng

Đại diện

1
Chưa có tổ chức thần kinh
Chuyển động cơ thể hay co rút chát nguyên sinh
Trùng dày bơi tới nơi có oxi, Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng chói.

2
Hệ thần kinh dạng lưới
Phản ứng nhanh chưa thật chính xác tốn nhiều năng lượng
nghành Ruột Khoang: Thủy Tức,....

3
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Có phản ứng định khu vẫn chưa thật chính xác tiết kiệm được năng lượng
nghành Giun dẹp, Giun tròn,Chân khớp: Đỉa, Côn trùng,...

4
Hệ thần kinh dạng ống
Có phản ứng tập trung, chính xác , tiết kiệm năng lượng.
Động vật có xương sống: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

CÂU 4: Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch.
Dạng lưới:
- Có ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn (ruột khoang) tạo mạng lưới thần kinh.
- Các tế bào thần kinh nằm rải rác, liên hệ với sợi thần kinh.
- Phản ứng lại bằng cách co toàn bộ cơ thể và tiêu tốn nhiều năng lượng của tế bào.
Dạng chuỗi hạch:
- Có ở động vật có cơ thể dạng đối xứng hai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Hữu Cảnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)