ĐỀ CƯƠNG THI CAO HỌC MÔN TRIẾT HỌC
Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam |
Ngày 18/03/2024 |
7
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG THI CAO HỌC MÔN TRIẾT HỌC thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
Phần I - CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
BÀI 1
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I. Vật chất và các phương thức tồn tại của vật chất
1. Tính thống nhất của thế giới
Các SV-HT trong thế giới vô cùng đa dạng, phong phú. Mặt khác chúng cũng gắn bó mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau và hoàn toàn thống nhất với nhau.
+ CNDT: Tìm nguồn gốc, bản chất của thế giới ở “Ý NIỆM TUYỆT ĐỐI” hoặc ở ý thức con người.
+ CNDV trước Mác:
* Thời cổ đại: xem khởi nguyên của vũ trụ từ một dạng vật thể nào đó. Chẳng hạn là “nước”; “lửa”, “nguyên tử”… Từ vật thể đó sinh ra các sự vật, hiện tượng của thế giới.
* Thời cận đại: xem vật chất là tất cả những gì tác động vào giác quan ta.
=> Sai lầm chung phổ biến của tất cả những quan niệm trên về vật chất là đã đồng nhất vật chất với vật thể, quy vật chất về một dạng vật thể nào đó.
+ CNDV biện chứng: khẳng định “Bản chất của thế giới là vật chất và thế giới thống nhất ở tính vật chất” điều đó được thể hiện qua những luận điểm sau:
* Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan có trước và độc lập với ý thức con người.
* Mọi bộ phận của thế giới đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, biểu hiện chúng là những dạng cụ thể của thế giới vật chất hoặc có nguồn gốc từ vật chất, do vật chất sinh ra và cũng chịu chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.
* Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận, không tự sinh ra và mất đi. Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình vật chất dang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.
Những cơ sở để chứng minh sự thống nhất
+ Những phát minh của khoa học tự nhiên: 3 phát minh. (Học thuyết tế bào; Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; thuyết tiến hóa các loài)
+ Những thành tựu của triết học: chủ nghĩa duy vật lịch sử (chứng minh về vai trò của lao động đã biến vượn thành người)
Như vậy: Bản chất của thế giới là vật chất Là quan điểm đúng đắn làm cho con người không chỉ nhận thức đúng thế giới mà còn cải tạo thế giới.
- Ngoài hai quan điểm trên còn có quan điểm nhị nguyên: vật chất và ý thức tồn tại song song. Thực chất là CNDT vì ý thức không phụ thuộc vào vật chất
2. VẬT CHẤT
a. Sơ lược các quan điểm trước Mác về vật chất
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2.500 năm. Từ khi ra đời xoay quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa CNDV và CNDT.
Theo CNDT thì thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là bản nguyên tinh thần “ý niệm tuyệt đối”, “ý chí của thượng đế”…
Theo quan điểm của CNDV thực thể của thế giới là vật chất, tồn tại vĩnh cữu tạo nên mọi SV-HT cùng với những thuộc tính của nó.
Với những nhà CNDV trước Mác đã đồng nhất vật chất với vật thể, quy vật chất về một dạng vật thể nào đó, tức là vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài.
b. Quan điểm của CN Mác – Lênin
Định nghĩa
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Định nghĩa này có hai vấn đề quan trọng
Thứ nhất, phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng các dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. Vật chất là vô hạn, vô tận, vô sinh, vô diệt.
Thứ hai, trong nhận thức luận, đặc trưng quan trọng để nhận biết vật chất chính là thuộc tính khách quan “Cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người”
Định nghĩa của Lênin có những nội dung
* Vật chất là cái khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kỳ sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.
* Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của
BÀI 1
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I. Vật chất và các phương thức tồn tại của vật chất
1. Tính thống nhất của thế giới
Các SV-HT trong thế giới vô cùng đa dạng, phong phú. Mặt khác chúng cũng gắn bó mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau và hoàn toàn thống nhất với nhau.
+ CNDT: Tìm nguồn gốc, bản chất của thế giới ở “Ý NIỆM TUYỆT ĐỐI” hoặc ở ý thức con người.
+ CNDV trước Mác:
* Thời cổ đại: xem khởi nguyên của vũ trụ từ một dạng vật thể nào đó. Chẳng hạn là “nước”; “lửa”, “nguyên tử”… Từ vật thể đó sinh ra các sự vật, hiện tượng của thế giới.
* Thời cận đại: xem vật chất là tất cả những gì tác động vào giác quan ta.
=> Sai lầm chung phổ biến của tất cả những quan niệm trên về vật chất là đã đồng nhất vật chất với vật thể, quy vật chất về một dạng vật thể nào đó.
+ CNDV biện chứng: khẳng định “Bản chất của thế giới là vật chất và thế giới thống nhất ở tính vật chất” điều đó được thể hiện qua những luận điểm sau:
* Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan có trước và độc lập với ý thức con người.
* Mọi bộ phận của thế giới đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, biểu hiện chúng là những dạng cụ thể của thế giới vật chất hoặc có nguồn gốc từ vật chất, do vật chất sinh ra và cũng chịu chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.
* Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận, không tự sinh ra và mất đi. Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình vật chất dang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.
Những cơ sở để chứng minh sự thống nhất
+ Những phát minh của khoa học tự nhiên: 3 phát minh. (Học thuyết tế bào; Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; thuyết tiến hóa các loài)
+ Những thành tựu của triết học: chủ nghĩa duy vật lịch sử (chứng minh về vai trò của lao động đã biến vượn thành người)
Như vậy: Bản chất của thế giới là vật chất Là quan điểm đúng đắn làm cho con người không chỉ nhận thức đúng thế giới mà còn cải tạo thế giới.
- Ngoài hai quan điểm trên còn có quan điểm nhị nguyên: vật chất và ý thức tồn tại song song. Thực chất là CNDT vì ý thức không phụ thuộc vào vật chất
2. VẬT CHẤT
a. Sơ lược các quan điểm trước Mác về vật chất
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2.500 năm. Từ khi ra đời xoay quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa CNDV và CNDT.
Theo CNDT thì thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là bản nguyên tinh thần “ý niệm tuyệt đối”, “ý chí của thượng đế”…
Theo quan điểm của CNDV thực thể của thế giới là vật chất, tồn tại vĩnh cữu tạo nên mọi SV-HT cùng với những thuộc tính của nó.
Với những nhà CNDV trước Mác đã đồng nhất vật chất với vật thể, quy vật chất về một dạng vật thể nào đó, tức là vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài.
b. Quan điểm của CN Mác – Lênin
Định nghĩa
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Định nghĩa này có hai vấn đề quan trọng
Thứ nhất, phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng các dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. Vật chất là vô hạn, vô tận, vô sinh, vô diệt.
Thứ hai, trong nhận thức luận, đặc trưng quan trọng để nhận biết vật chất chính là thuộc tính khách quan “Cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người”
Định nghĩa của Lênin có những nội dung
* Vật chất là cái khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kỳ sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.
* Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)