ĐỀ CƯƠNG THI CAO HỌC MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG THI CAO HỌC MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I
KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TRIẾT HỌC VÀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC


I. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC

1. Khái niệm triết học
Triết học ra đời cách đây trên hai nghìn năm trăm năm ở một số trung tâm lớn như Hy Lạp - La Mã Cổ đại, Ấn Độ Cổ đại, Trung Quốc Cổ đại... (từ khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ V trước công nguyên)
Theo tiếng Hy Lạp cổ, từ triết học (philosophia) nghĩa là yêu mến sự thông thái; trong tiếng Trung Quốc từ Triết có nghĩa là lý trí; trong tiếng Phạn cổ từ triết học (darshana) có nghĩa là chiêm ngưỡng, suy ngẫm để đi đến lẽ phải. Như vậy với tính cách là một hình thái ý thức xã hội triết học phải bao gồm hai yếu tố cơ bản là yếu tố nhận thức và yếu tố nhận định.
Khái quát lại có thể định nghĩa về triết học như sau: Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
Triết học ra đời từ nhu cầu của thực tiễn và để phục vụ cho nhu cầu sống của con người. Sự ra đời của triết học bắt nguồn từ hai nguồn gốc là nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
- Nguồn gốc nhận thức là sự hình thành, phát triển của năng lực tư duy trừu tượng khái quát của con người.
- Nguồn gốc xã hội của nó là sự phát triển của phân công lao động xã hội thành lao động chân tay và lao động trí óc trong xã hội có giai cấp. Cho nên ngay từ khi mới ra đời triết học đã mang tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích của một giai cấp nhất định

2. Đối tượng của triết học
Đối tượng của triết học được hình thành, biến đổi dần dần qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Dưới thời Cổ đại, với nền triết học tự nhiên ở phương Tây, triết học bao gồm tất cả những tri thức mà con người có được: toán học, vật lý học, thiên văn học, siêu hình học...nên chưa có sự phân biệt đối tượng của triết học với đối tượng của khoa học. Đây là cơ sở hình thành nên quan niệm coi triết học là “khoa học của mọi khoa học”.

Dưới thời Trung cổ, do sự thống trị của tôn giáo, triết học tự nhiên được thay thế bằng triết học Kinh viện nên nó phát triển một cách chậm chạp. Thực chất đây là giai đoạn phủ định nền văn minh cổ đại. Đối tượng của triết học Kinh viện chỉ là các vấn đề tự biện như niềm tin tôn giáo, thiên đường, địa ngục; chúng xa rời với cuộc sống.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học dưới thời Phục hưng- Cận đại làm xuất hiện một loạt các khoa học chuyên ngành, cụ thể: toán học, vật lý học, sinh học...Vấn đề đối tượng của triết học bắt đầu được đặt ra. Chủ nghĩa duy vật siêu hình dựa trên nền tảng tri thức học đã giải quyết tốt các vấn đề về tự nhiên nhưng lại không giải quyết được các vấn đề xã hội. Hệ thống triết học duy tâm của Hê ghen là hệ thống triết học cuối cùng có tham vọng đứng trên các khoa học với tính cách là “khoa học của các khoa học”. Sau khi hệ thống này bị phá sản đã có những quan niệm cho rằng “triết học đã chết” hay triết học chỉ nghiên cứu vấn đề phương pháp.

Với sự ra đời của triết học Mác, đối tượng của triết học lần đầu tiên trong lịch sử được xác lập một cách đúng đắn. Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo lập trường duy vật triệt để, nghiên cứu những quy luật chung nhất củ tự nhiên, xã hội và tư duy.

II. TÍNH QUY LUẬT VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC
Qua trình hình thành, phát triển của triết học trong lịch sử luôn có những tính quy luật chung như: Nó gắn với những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định (cơ sở kinh tế xã hội, đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các lực lượng xã hội…); nó gắn với sự phát triển của khoa học cụ thể; nó gắn với cuộc đấu tranh giữa các đường lối triết học (duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, khả tri và bất khả tri luận…).
- Trước hết, sự hình thành và phát triển của triết học luôn gắn với những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, gắn với các cuộc đấu tranh giai cấp nhất định. Các trường phái triết học trong lịch sử luôn là nền tảng thế giới quan của các giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định. Chủ nghĩa duy vật là đại diện tư tưởng cho những lực lượng tiến bộ, còn chủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)