De cuong sử 7 hk1

Chia sẻ bởi VƯƠNG HUỆ PHƯƠNG | Ngày 16/10/2018 | 99

Chia sẻ tài liệu: de cuong sử 7 hk1 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

1/ tấm gương tiêu biểucác triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê,lý
Ngô Quyền
Đinh Bộ Lĩnh Đinh Tiên Hoàng
Lê Hoàn





2/* 3 nhân vật lịch sử thòi trần





Em hãy nêu phân tích công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
- Là người có công lao lớn trong việc dẹp “ Loạn 12 sứ quân”. Vì trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống đòi hỏi phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó, đó cũng là nguyện vọng của nhân dân ta thời bấy giờ. Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành sứ mệnh đó.
- Việc đặt tên nước, chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “ nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập, tự chủ.
3/ công laoTrần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến quân xâm lược Mông-Nguyên ?
Sự đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến quân xâm lược Mông-Nguyên rất to lớn và quan trọng đối với cuộc kháng chiến này: Ông soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu. Ngoài ra, ông còn viết 2 bộ binh thư nổi tiếng "Bình thư yếu lược" và "Vạn Kiếp tông bí truyền" để huấn luyện võ nghệ và binh pháp cho quân đội nhà Trần. Vạch ra những chủ trương, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo để chiến thắng kẻ thù.
4/Nêu cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt ?
- Tiến công trước để tự vệ, cho quân yết bảng nêu rỏ mục đích tấn công vào đất Tống là để tự vệ
- Chuẩn bị bố phòng vững chắc, biết lợi dụng địa thế hiểm trở của sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến kiên cố
- Sáng tác bài thơ “Nam quốc Sơn hà” để khích lệ tinh thần binh sĩ
- Biết chờ đợi thời cơ phù hợp đê phản công
- Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, nhằm giữ thể diện cho nước lớn, tránh những mối nguy hại về sau, đồng thời thể hiện lòng nhân đạo của nhân dân ta.
5. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?
- Cho quân mai phục ở biên giới
- Cử Lý Kế Nguyên đóng ở Đông Kinh
- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt, do Lý Thường Kiệt chỉ huy
6. Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

.7.Theo em vì sao ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhân dân ta giành thắng lợi?
- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc.
- Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
- Tinh thần hi sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân.
- Chiến lược, chiến thuật, đúng đắn , sáng tạo.
8. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ nhất và thứ hai ?
* Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước:
+ Giống:Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
+ Khác: Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn; Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc.
-Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc
9/Ý nghĩa ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhân dân:
- Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên. Bảo vệ toàn vẹn lãnhthổ.
- Thể hiện sức mạnh dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
- Xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam.Để lại nhiều bài học quý giá cho dân tộc.
- Bảo vệ được nền độc lập và ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên đối với các nước khác

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: VƯƠNG HUỆ PHƯƠNG
Dung lượng: 48,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)