De cuong su

Chia sẻ bởi anh thu | Ngày 10/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: de cuong su thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỪ HKIChương IV – Ấn Độ thời phong kiến1. Những nét chính về Vương triều Mô-gôn.Thế kỉ XV,Vương triều Hồi giáo Đê-li suy yếu, thủ lĩnh- vua là Ti-mua Leng chỉ huy, theo dòng dõi Mông cổ, tấn công vào Ấn Độ từ năm 1398, lập ra một vương triều mới, gọi là Vương triều Mô-gôn (1526-1701)Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hoá và xây dựng đất nước,đến thời trị vì của vua A-Cơ-ba, Ấn Độ đạt được bước phát triển mới+ Nổi bật là vua A-Cơ-ba với những chính sách phát triển đất nước .... -Chính trị : Xây dững 1 chính quyền mạnh mẽ , có sự liên kết giữa các tầng lớp quý tộc , không phân biệt nguồn gốc.-Kinh tế: thúc đẩy kinh tế phát triển, thực hiện đo đạc ruộng đất trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc thống nhất đợn vị đo lường , định mức thuế hợp lí ..- Văn hóa kiến trúc : Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa , nghệ thuật .. Xây dựng nhiều công trình nổi tiếng đặc biệt là lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài đỏ La Ki-la...Ấn độ có sự phát triển vượt bậc , đạt nhiều thành tựu ở cả lĩnh vực kinh tế và cả văn hóa , đất nước thịnh vượng -Sau khi vua A-Cơ-ba chết các vị vua sau đã thi hành những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị nên ít lâu sau Ấn Độ lâm vào tính trạng khủng hoảng…-Ấn Độ đứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây(Bồ Đào Nha và Anh)2. Những chính sách tích cực của vua A-cơ-ba và ý nghĩa của nó.Những chính sách tích cực:- Xây dựng 1 chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc Mông Cổ (thực ra là gốc Trung Á Hồi giáo) , gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ Ấn giáo, có tỉ lệ gần như bằng nhau- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc- Tiến hành đo đạt lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí,thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuậtÝ nghĩa: những chính sách làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng, A-cơ-ba được coi như một vị anh hùng dân tộc,xứng với danh hiệu là Đấng Chí tôn A-cơ-ba .3. Vị trí của Vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ. - Những chính sách cua vua A-cơ-ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng - Trong giai đoạn này, Ấn Độ có những di sản văn hóa bất hủ để lại, đó là niềm tự hào vĩnh cữu về sự sáng tạo, niềm xúc động sâu sắc và tình cảm cao quý của con người đó là lăng mộ
Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ (La Ki-la ) Chương V– Đông Nam Á thời phong kiến1. Những nét nổi bật về đặc điểm điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á. Thuận lợi: + có khí hậu gió mùa có những vùng đồng bằng và thảo nguyên Nên tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước và chăn nuôiKhó khăn: Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển2. Các giai đoạn hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.Giai đoạn hình thành -Khoảng từ thế kỉ VII đến X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến "dân tộc" như vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me , quốc gia Đại Việt của dân tộc Việt ...-Khoảng sau nửa thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam ÁQuá trình hình thành indonesia thống nhất và hùng mạnh từ 1213-1527, thế kỉ XIII hình thành vương triều Mô-giô-pa-hít Bán đảo Đông Dương : ngoài Đại Việt, Chăm-pa VQ Cam-pu-chia cùng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng (thế kỉ IX)Mi-an-ma: lưu vực sông I-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI quốc gia Pa-gan mạnh lên mở đầu cho sự phát triển của vương quốc Mi-an-ma  Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông  di cư xuống phía  nam  lập ra Su -khô- thay (Thái lan)ở lưu vực sông Mê-nam trong thế kỉ XIII;và Lạn Xạng(Lào)ở trung lưu sông Mê- Công giữa TK XIVSuy thoái :từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy yếu ... mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho đến khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào giữa thế kỉ XIX3. Tại sao gọi các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là các quốc gia phong kiến "dân tộc"?Từ khoảng từ thế kỉ VII đến X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến "dân tộc" như vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me , các vương quốc của người Môn và người Miến ở vùng hạ lưu sông Mê Nam, quốc gia Đại Việt của dân tộc Việt ...4. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X – XVIII biểu hiện như thế nào?Kinh tế :Giai đoạn phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực, hình thành những vùng kinh tế quan trọng , có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công (vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí...)và nhất là những sản vật thiên nhiên (các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá quý, ngọc trai,cánh kiến ...) buôn bán với các nước khác đặc biệt là các nước phương tây ◘kinh tế ngày càng phát triểnChính trị :xây dựng chính quyền ngày càng hùng mạnh hoàn thiện toàn bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phươngVăn hóa : Tiếp thu văn hóa Ấn Độ , Trung Hoa, các nền văn hóa dần được hình thành, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng được một nền văn hóa riêng cho mình đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.5. Các giai đoạn phát triển lịch sử của vương quốc Lào và vương quốc Cam-pu-chia.Vương quốc Cam-pu-chia-cư dân chính là người khơ-me ban đầu họ sống ở phía bắc Cam-pu-chia này trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công-Vào thế kỉ VI hình thành nên vương quốc Cam-pu-chia-802-1432 là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất thời kì Ăng-co huy hoàng do vua giay-a-vac-man chỉ huy đã mở rộng lãnh thổ phát triển về kinh tế ,văn hóa….Cuối thế kỷ XIII suy yếu sau khi vua giay-a-vac-man chết, bị người Thái liên tục tấn công sau 5 lần , năm 1432 người Khơ me bỏ kinh đô Ang co , lui về phía cư trú nam Biển Hồ ( Ph nôm Pênh )

năm 1863 trở thành thuộc địa của thực dân Pháp *Vương quốc Lào-Cư dân chính là người Lào Thơng, chủ nhân của những cánh đồng Chum khổng lồ, sống ở miền cao. đến thế kỉ XIII người Lào lùm đi dẫn đến là 1 bộ phận nổi tiếng Thái, sống ở miền đồng bằng(miền dưới) -Tổ chức sơ khai là Mường Cổ -năm 1353 Pha Ngừm thành lập vương quốc Lang xang-XV đến XVIII phát triển thịnh vượng dưới thời vua Xu-li-nha Vông-xa về các mặt, kinh tế, chính trị, quân đội-nửa sau thế kỉ XVIII suy yếu sau khi vua Xu-li-nha Vông-xa chết nước Lang xang bị chia thành 3 tiểu đội đối địch nhau bị Xiêm chiếm và cai trị, năm 1893 trở thành thuộc địa của thực dân Pháp* biểu hiện Vương quốc làoa.Dân cư :gồm 2 bộ phận .- Dân cư cổ : Lào Thơng (chủ nhân nền VH đồ đá, đồ đồng)- Người Thái di cư ( TK XIII ) Lào lùmTổ chức xã hội: Mường cổ- 1353 ( TK XIV ) Pha Ngừm thống nhất các mường Lào, lên ngôi đặt tên nước Lan Xang ( triệu voi )b.Thời kỳ thịnh vượng : cuối TK XV – nửa đầu TK XVII – vua xulinhavôngxaBiểu hiện:+ Kinh tế : -Có nhiều sản vật quý. -Buôn bán giữa các vùng và bên ngoài phát triển ( người Châu Âu )+ Chính trị- xã hội : -Chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị - XD quân đội do nhà vua chỉ huy quan hệ hoà hiếu với CPC, Đại Việt, Kiên quyết chống xâm lược Miến Điện => Xã hội ổn định thanh bình Cuối TK XVIII Lan Xang suy yếu .do nội bộ, Xiêm xâm lược & cai trị=>1893 Lào trở thành thuộc địa Phápc.Văn hoá:+ Chữ viết : trên cơ sở chữ viết của CPC , Mianma người lào đã sáng tạo ra chữ viết của riêng mình.+ Tôn giáo : đạo phật → trung tâm của phật giáo+ Kiến trúc : Thạt Luổng+ nghệ thuật : thích ca nhạc, múa hát. cuộc sống hồn nhiên cởi mở vui tươi.6. Những nét đặc sắc của văn hóa vương quốc Cam-pu-chia và văn hóa vương quốc LàoVăn hoá Cam-pu-chia :+ Sáng tạo ra những chữ viết của riêng mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.Văn học dân gian  và văn học viết phản ảnh tình cảm của con người  đối với thiên nhiên, con người. + Kiến trúc nổi tiếng nhất là quần thế kiến trúc Ăng-co.Văn hoá Lào :+ Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.+ Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú, hồn nhiên. Người Lào có rất nhiều lễ hội.+ Kiến trúc : xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là tháp Thạt Luổng ở Viêng Chăn và kiến trúc tháp của Ấn Độ giáo
7. Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co biểu hiện như thế nào?+Kinh tế:- Nông nghiệp(quan trọng) chủ yếu là nông nghiệp lúa nước vì có những đồng bằng nhỏ và đánh bắt cá (biển Hồ )-Thủ công nghiệp làm đồ trang sức, chạm khắc đá trên các phù điêu của các đền tháp -Các nghề khác : săn bắt, khai thác lâm sản *Tôn giáo : Hinđu giáo, phật giáo.+ Kiến trúc : gắn chặt với tôn giáo ,nhiều công trình lớn được xây dựng Ăng co vát(trước tk XII văn hóa Hin-đu) , Ăng co Thom (sau tk XII phật giáo) ( trở thành di sản VH thế giới )+ Xã hội : ổn định. + Đối ngoại : tăng cường mở rộng thế lực ra bên ngoài → vương quốc hùng mạnh và ham chiến trận nhất ĐNÁ , đặc biệt là dưới thời giayavacman VII (1181-1201)*Chữ viết-Chữ Khơ Me cổ - Cải biến chữ Phạn thành chữ CPC*Văn học- Văn hoá dân gian, VH viết ra đời với những giá trị nghệ thuật cao8. Trình bày những biểu hiện chứng tỏ sự phát triển của vương quốc Lan Xang TK XV – XVII.Thời kì thịnh vượng nhất là TK XV - TKXVII, dưới vương triều Xu-li-nha Vông-xa.- Những biểu hiện phát triển: + Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn: Chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do vua chỉ huy.+ Đất nước có nhiều sản vật quí, buôn bán trao đổi với cả người Châu Âu. + Nền văn hoá phật giáo phát triển Lào -> trung tâm phật giáo Đông Nam Á.+ Giữ quan hệ hoà hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.Chương VI – Tây Âu thời trung đại1 Tác động của những việc làm của người Giéc-man đối với quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Châu Âu.Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập các vương quốc mới của họ như vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt… . Người Giéc-man còn chiếm đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn. Đồng thời, các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc của người Giéc-man cũng tự xưng vua, phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước... tạo nên đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
 Người Giéc-man cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ của mình, tiếp thu Ki-tô giáo. Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Đồng thời, vua cũng phong tặng đất đai theo tước vị của các quý tộc trong nhà thờ. Tầng lớp quý tộc tăng lữ được hình thành.2. Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế, chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào? Đến giữa thế kỉ IX , phần lớn đất đai đã bị các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong. Những vùng đất đai rông lớn đó đã bị nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình – Gọi là lãnh địa phong kiến . Đây là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu. Mỗi lãnh chúa phong kiến đuề có 1 lãnh địa riêng.Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài , dinh thự , nhà thờ và có cả nhà kho , chuồng trại,......, có hào sâu, tường cao bao quanh , tạo thành những pháo đài kiên cố ( bất khả xâm pham. Đất khẩu ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế..-Đời sống kinh tế trong lãnh địa: Nông nô là người sản xuất chính trong lãnh địa. Họ gắn liền với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa. Họ nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô cho lãnh chúa , mức tô thường rất nặng ( Một số thứ thuế thuế thân,thuế cưới xin ,thuế kế thừa tài sản,..) Và họ rất quan tâm đến sản xuất . Mọi thứ trong lãnh địa từ lương thực ,
thực phẩm cho đến quần áo , giày dép, ... đều do nông nô sản xuất .. Họ chỉ mua 2 thứ muối và sắt là 2 thứ họ chưa tự sản xuất được , Ngoài ra không có sữ trao đổi, buôn bán với bên ngoài ....Là một cơ sở kinh tế đóng kín , mang tính tự nhiên, tự cung, tự cấp....-Đời sống chính trị trong lãnh địa :Mỗi lãnh đại là một đơn vị chính trị độc lập , lãnh chúa như một ông vua trong lãnh địa của mình ( Ông vua con).. có quân đội, tòa án, luật pháp riêng , có chế độ thuế khóa tiền tệ , cân đong , đo lường riêng,..... Một số lãnh chúa lớn còn yêu cầu nhà vua ban cho mình quyền ‘’Miễn trừ’’không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa... biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đạiĐời sống của lãnh chúa : Sống cuộc sống nhàn rỗi ( có thời gian luyện kiếm , săn bắn , luyện cung , cưỡi ngựa ...) xa hoa , sung sướng, quanh năm tổ chức yến tiệc trong lâu đài của mình trên sự bóc lột và đối xử tàn nhẫn với nông nô...Đời sống của nông nô : Nông nô là người sản xuất chính trong lãnh địa. Họ gắn liền với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa. Họ nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô cho lãnh chúa , mức tô thường rất nặng.. Làm việc vất vả...Sự đấu tranh giữa nông nô và lãnh chúa ....3. Các thành thị trung đại được hình thành như thế nào?Nguyên nhân :+ sức phát triển của sản xuất,xuất hiện nền kinh tế hàng hoá
+thực hiện chuyên môn hóa sản xuất(thủ công nghiệp riêng biệt như rèn, mộc, làm đồ da, đồ gốm…)+ kết quả của cuộc đấu tranh giữa nông nô với lãnh chúa+tự do buôn bán hàng hóa ra thị trường+sự hình thành lại của thành thị thời kì cổ đạiHoạt động: những nơi có đông người qua lại như ở ngã ba đường, bến sông ... lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoáTổ chức :+ phường hội do thợ thủ công lập ra +thương hội do thương nhân lập ra=> để giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề và đấu tranh chống sự áp bức sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương
4. Vai trò của các thành thị trung đại châu Âu.+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, hình thành thị trường thống nhất.+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, mở mang tri thức, tạo tiền đề để cho việc hình thành các trường đại học.+ Góp phần tích cực vào việc xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất quốc gia.5. Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí.Nguyên nhân:+Đến thế kỉ XV con đường con đường buôn bán sang Phương Đông bị chiếm giữ +Do sự khát khao vàng bạc, gia vị, hương liệu quý: hồ tiêu, quế, gừng, … của tầng lớp quý tộc và thương nhân Châu Âu, đặc biệt ở Ấn Độ vàng chiếm 1 vị trí quan trọng sử dụng để phát triển kinh tế làm giàu cho họ. Điều kiện:-Điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển-Hiểu biết về trái đất hình cầu -hàng hải phát triển( Buôn bán , đi lại trên biển ,...) => Đóng được con tàu Caraven ,-Vẽ được những bản đồ hải đồ nơi có cư dân sinh sống ... Có máy đo góc, la bàn, kính thiên văn 6. Hành trình của 4 cuộc phát kiến địa lí lớn. 
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc phát thám hiểm, Khám phá ra những miền đất mới :
+Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450-1500) là hiệp sĩ ‘‘Hoàng gia’’ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi Bảo Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng..
+Tháng 8-1492.C . Cô-lôm-bô (1451-1506) đã dẫn đầu đoàn thủy thủy Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương , ông đã đến một số hòn đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày này, Nhưng ông tưởng đây là miền ‘‘Đông Ấn Độ’’ . Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra Châu Mĩ..
+Tháng 7-1497., Va-xcô đơ Ga-ma (1469?-1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon , đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5-1498 , ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon , Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm phó vương Ấn Độ.
+ Ph.Ma-gien-lan (1480-15210 là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bang892 đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ ( sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương , mà ông đặt tên là Thái Bình Dương . Tại Phi-líp-pin , ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân . Cuối cùng , đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thủy thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha...
7. Hệ quả của các cuộc phaùt kieán ñòa lí.
*Tích cực khẳng định trái đất hình cầu, mở ra những con đường mới , những vùng đất mới , dân tộc mới, những kiến thức mới , tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục ....Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã cảu quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu....
*Tiêu cực : cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
* Bài tập:
1. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia có những nét tương đồng nào về văn hóa?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: anh thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)