Đề cương Sinh học HK II

Chia sẻ bởi Giang Còi Pêđê | Ngày 17/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Đề cương Sinh học HK II thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:



ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN SINH HỌC HỌC KỲ II - KHỐI 8
Câu 1: Cấu tạo cầu mắt. Sự tảo ảnh ở màng lưới. Các tật về mắt? * Cấu tạo cầu mắt: - Gồm 2 phần chính: + Màng bọc: có 3 lớp màng cứng, màng mạch, màng lưới + Môi trường trong suốt: gồm thể thủy tinh, thủy dịch, dịch thủy tinh * Sự tảo ảnh ở màng lưới: - Ta nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật. * Các tật về mắt: 1) Cận thị - Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. - Nguyên nhân: tật bẩm sinh do cầu mắt dài, không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường. - Cách khắc phục: đeo kính cận (kính có mặt lõm - kính phân kì) 2) Viễn thị - Viễn thị là tất mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa (trái với cận thị) - Nguyên nhân: cầu mắt ngắn, người già thể thủy tinh bị lão hóa. - Cách khắc phục: đeo kính mặt lồi (kính hội tụ - kính lão) Câu 2: Cấu tạo tai. Chức năng thu nhận sóng âm của tai? * Cấu tạo tai: - Chia làm 3 phần: + Tai ngoài: gồm vành tai, ống tai, màng nhỉ. + Tai giữa: gồm chuỗi xương tai, vòi nhỉ. + Tai trong: gồm ốc tai, bộ phận tiền đình, các ống bán khuyên, dây thần kinh số 8. * Chức năng thu nhận sóng âm của tai: - Sóng âm vào tai làm rung màng nhỉ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhân biết về âm thanh đã phát ra. Câu 3: Phản xạ có điều kiện. Phản xạ không điều kiện? * Phản xạ có điều kiện: - Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện. - Bẩm sinh. - Bền vững và tồn tại suốt đời. - Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại. - Số lượng hạn chế. - Cung phản xạ đơn giản. - Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống. * Phản xạ không điều kiện: - Trả lời các kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần). - Học tập và rèn luyện. - Dễ mất khi không củng cố. - Có tính chất cá thể và không duy trì. - Số lượng không hạn định. - Hình thành đường liên hệ tạm thời. - Trung khu ở võ não. Câu 4: Ý nghĩa của giấc ngủ. Làm gì để có giấc ngủ tốt? * Ý nghĩa của giấc ngủ: - Ngủ là nhu cầu sinh lý của cơ thể. Là kết quả của quá trình ức chế tự nhiên. - Khi ngủ các cơ quan giảm hoạt động để phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác. * Để có giấc ngủ tốt cần: - Ngủ đúng giờ. - Chỗ ngủ thuận lợi. - Không sử dụng chất kích thích và ăn quá no trước khi ngủ. Câu 5: Phân biệt hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng? - Dựa vào chức năng phân chia thành: + Hệ thần kinh vận động: điều khiển hoạt động của cơ, xương. -> Hoạt động có ý thức. + Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển hoạt động cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. -> Hoạt động không có ý thức. Câu 6: Phân biệt phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ đối giao cảm? - Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm hai phân hệ: giao cảm và đối giao cảm. + Phân hệ giao cảm có trung ương nằm ở chất xám thuộc sừng bên tủy sống (đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III). Các nơron trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm và tiếp cận với nơron sau hạch. + Phân hệ đối giao cảm có trung ương là các nhân xám trong trụ não và đoạn cùng tủy sống. Các nơron trước hạch đi tới các hạch đối giao cảm (nằm cạnh cơ quan) để tiếp cận các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Giang Còi Pêđê
Dung lượng: 18,13KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)