ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 10 HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Uyên | Ngày 26/04/2019 | 110

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 10 HKII thuộc Địa lý 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 10 HKII
Phần I: Phân bào
Câu 1: Diễn biến kì trung gian
Pha G1: Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng
Pha S: Nhân đôi AND, làm cơ sở cho nhân đôi NST thành NST kép, trung thể nhân đôi
Pha G2: Tổng hợp protein cấu tạo nên thoi phân bào và những gì còn lại của quá trình phân bào.
Câu 2: Diễn biến của quá trình nguyên phân:
Phân chia nhân:
Kì đầu (2n kép) : Các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co xoắn . màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.
Kì giữa (2n kép): Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phần bào được đính vào giữa của NST tại tâm động.
Kì sau (4n đơn): các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 phía cực của tế bào.
Kì cuối (2n đơn): NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.
Phân chia tế bào chất: bắt đầu ở KS chủ yếu ở KC
Cách phân chia:
+ Tb động vật: thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo.
+ Tb thực vật: tạo thành tế bào ở mặt phẳng xích đạo.
Do tb thực vật có thành xenlulozo
Câu 3: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
Ý nghĩa sinh học:
Đối với sinh vật nhân thực đơn bào: Nguyên phân là cơ chế sinh sản
Đối với sinh vật nhân thực đa bào:
+ Tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
+ Đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoăc cơ quan bị tổn thương.
+ Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính
- Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, NP là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.
Ứng dụng thực tiễn:
 Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
Câu 4: Diễn biến của quá trình giảm phân:
Giảm phân I: ( phân bào giảm nhiễm)
Kì trung gian: NST nhân đôi thành NST kép
Kì đầu I:
+ Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi đoạn cromatit với nhau ( hiện tượng trao đổi chéo) (*). Sau khi tiếp hợp NST kép dần co xoắn.
+ Thoi phân bào dần hình thành và 1 số sợi thoi được đính với tâm động của các NST.
+ Cuối kì đầu, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
Kì giữa I:
+ Các cặp NST kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mpxđ của tế bào và tập trung thành 2 hàng. (*)
+ Dây tơ phân bào từ mỗi cực tb chỉ đính vào 1 phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng
Kì sau I:
+ Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về mỗi cực của tế bào.(*)
Kì cuối I:
+ Các NST kép dần dần dãn xoắn ( nhẹ)
+ Màng nhân và nhân con dần xuất hiện
+ Thoi phân bào tiêu biến.
+ Phân chia tb chất tạo nên 2 tb con có số lượng NST kép giảm 1 nữa (n kép)
b) Giảm phân II: ( phân bào nguyên nhiễm)
Kì đầu II: NST vẫn ở trạng thái n NST kép  
Kì giữa II: Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
Kì sau II: Các NST kép tách ra thành NST đơn, phân li về 2 cực  
Kì cuối II: Kết quả tạo 4 tế bào có bộ NST n đơn

( Câu hỏi thêm:
( So sánh Nguyên phân và giảm phân:
Giống nhau :
+ Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào)
+ Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau.
+ NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn
+ Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.
+ Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Uyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)