De cuong sinh 12

Chia sẻ bởi Ngô Hữu Thọ | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: de cuong sinh 12 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT VĨNH XƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ: SINH – CÔNG NGHỆ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
------------ -------------------------------------

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 12
NĂM HỌC 2012 – 2013

I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn lại kiến thức đã học về:
. Gen, mã di truyền, nhân đôi AND, quá trình phiên mã dịch mã
. Quá trình đột biến gen, đột biến NST
. Các quy luật di truyền: Phân li, PLDL, tương tác gen, liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính
. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen.
. Di truyền quần thể và ứng dụng di truyền vào chọn giống, di truyền y học
. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa
. Sự phát sinh và phát triển của sự sống
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải giải được một số dạng bài tập về gen, NST, quy luật di truyền, quần thể…
II. Thời gian ôn tập:
- 17/12/2012 – 22/12/2012
- Số tiết ôn tập: 2
III. NỘI DUNG ÔN TẬP:

CHỦ ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Vấn đề 1: Gen mã di truyền và nhân đôi ADN
I.Gen
- KN: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử A RN
- Ví dụ: Gen tARN mã hóa phân tử ARN vận chuyển
II. Mã di truyền
1. Khái niệm: Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các aa trong chuỗi polipeptic
2. Đặc điểm :
+ Mã di truyền đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba mà không gối lên nhau.
+ Mã di truyền có tính phổ biến
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu
+ Mã di truyền có tính thoái hóa
III. Quá trình nhân đôi của ADN
- Thời điểm : Xãy ra trong nhân tế bào ,ở kì trung gian
- Diễn biến : 3 bước
*** Chú ý: Bài tập về gen, nhân đôi ADN
Vấn đề 2: Phiên mã, dịch mã
I. Phiên mã
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
+ mARN : chiều từ 5’ ( 3’ mạch thẳng, dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở Riboxom
+ tARN : 1 mạch cuộn tạo thùy tròn theo nguyên tắc bổ sung, một đầu mang bộ ba đối mã, một đầu mang aa. Vận chuyển aa đến riboxom để tham gia dịch mã.
+ rARN : kết hợp với protein tạo nên riboxom
2. Cơ chế phiên mã
- Thời điểm: xảy ra trong nhân tế bào , kì trung gian
- Diễn biến:
II. Dịch mã
1. Hoạt hoá aa: Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu và ATP , aa được hoạt hóa liên kết với tARN tạo nên phác hợp aa-tARN
2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: 3 giai đoạn : mở đầu – kéo dài chuỗi poli – kết thúc
Vấn đề 3: Điều hòa hoạt động của gen
I. Khái quát về điều hoà hoạt động của gen
- Điều hoà hoạt động của gen chính là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào
- Ở sinh vật nhân sơ: Xảy raở cấp độ phiên mã.
- Ở sinh vật nhân thực: Xảy raở cấp độ trước phiên mã, đến mức phiên mã, dịch mã và sau dịch mã.
II. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ : theo jacop va mônô ở vi khuẩn E.coli
1. Mô hình cấu trúc ope ron Lac
- Các gen có cấu trúc liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng cụm và có chung 1 cơ chế điều hoà gọi chung là ôpe ron
- Cấu trúc của 1 ôperon gồm :
+ Vùng khởi động P
+ Vùng vận hành O
+ Các gen cấu trúc Z,Y,A
- Gen điều hoà R
2. Sự điều hoà hoạt động của ôperon lac
a. Khi môi trường không có Lactozơ:
+ Gen điều hòa R tổng hợp nên protein ức chế .
+ Protein này liên kết với vùng vận hành O để ngăn cản quá trình phiên mã không cho các gen cấu trúc hoạt động.
b. Khi môi trường có Lactozơ:
+ Gen điều hòa R tổng hợp nên protein ức chế .
+ Khi môi trường có lactozơ như là chất cảm ứng, một số phân tử lactozơ liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Hữu Thọ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)