De cuong Sinh 11 hk2
Chia sẻ bởi Trần Minh Phúc |
Ngày 26/04/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: de cuong Sinh 11 hk2 thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG SINH LỚP 11 HKII
Bài 18:TUẦN HOÀN MÁU
I/Cấu tạo và chức năng của HTH:
*Cấu tạo chung:
HTH được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau đây:
dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu- dịch mô
tim:là một cái bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.
hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch,hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
*Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn:
- HTH có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
III/Hoạt động của tim:
1/ Tính tự động của tim:
tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng,ôxi và nhiệt độ thích hợp.Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim.
Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim.Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim,bao gồm: nút xoang nhĩ,nút nhĩ thất,bó His và mạng Piôckin.
Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định,nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co ,sau đó lan đến nút nhĩ thất,đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
2/Chu kì hoạt động của tim:
Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.Mỗi chu kì hoạt động của tim(chu kì tim) bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung. Tiếp đó lại bắt đầu 1 chu kì tim mới bằng pha co tâm nhĩ…
Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây
Trong đó: + Tâm nhĩ co 0,1giây
+ Tâm thất co 0,3guây
+ Thời gian dãn chung là 0,4giây
Vì mỗi chu kì tim kéo dài 0,8giây nên trong 1 phút có khoảng 75chu kì tim, nghĩa là nhịp tim là 75lần/phút.
IV/Hoạt động của hệ mạch:
1/Cấu trúc của hệ mạch:
Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
2/Huyết áp:
Tim co bóp đẩy máu vào động mạch,đồng thời cũng tạo nên 1 áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác dụng lên thành mạch được gọi là huyết áp.
Ở người: + Huyết áp tâm thu bằng khoảng 110-120 mmHg
+ Huyết áp tâm trương bằng khoảng 70-80 mmHg
Người Việt Nam trưởng thành có huyết áp tâm thu khoảng 110mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 70mmHg.
Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu,bò,ngựa được đo ở đuôi.
Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay dổi huyết áp.
Bài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I/Khái niệm cảm ứng ở động vật
*Khái niệm: là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn.Vd:khi trời trở rét, mèo có phản ứng xù lông,co mạch máu,nằm co mình lại…
*Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là 1 dạng điển hình của cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ.Cung phản xạ gồm các bộ phận sau đây:
Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).
Đường dẫn truyền vào(đường cản giác).
Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh trung ương).
Bộ phận thực hiện phản ứng(cơ,tuyến…).
Đường dẫn truyền ra(đường vận động).
*Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các loài động vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của chúng.
III/Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh:
3/ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống:
Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống:
Cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống: có 2 bộ phận
Hệ thần kinh trung ương: não bộ và tuỷ sống
Hệ thần kinh ngoại biên: dây thần kinh cảm giác và dây thần kinh vận động.
Bài 18:TUẦN HOÀN MÁU
I/Cấu tạo và chức năng của HTH:
*Cấu tạo chung:
HTH được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau đây:
dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu- dịch mô
tim:là một cái bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.
hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch,hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
*Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn:
- HTH có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
III/Hoạt động của tim:
1/ Tính tự động của tim:
tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng,ôxi và nhiệt độ thích hợp.Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim.
Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim.Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim,bao gồm: nút xoang nhĩ,nút nhĩ thất,bó His và mạng Piôckin.
Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định,nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co ,sau đó lan đến nút nhĩ thất,đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
2/Chu kì hoạt động của tim:
Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.Mỗi chu kì hoạt động của tim(chu kì tim) bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung. Tiếp đó lại bắt đầu 1 chu kì tim mới bằng pha co tâm nhĩ…
Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây
Trong đó: + Tâm nhĩ co 0,1giây
+ Tâm thất co 0,3guây
+ Thời gian dãn chung là 0,4giây
Vì mỗi chu kì tim kéo dài 0,8giây nên trong 1 phút có khoảng 75chu kì tim, nghĩa là nhịp tim là 75lần/phút.
IV/Hoạt động của hệ mạch:
1/Cấu trúc của hệ mạch:
Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
2/Huyết áp:
Tim co bóp đẩy máu vào động mạch,đồng thời cũng tạo nên 1 áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác dụng lên thành mạch được gọi là huyết áp.
Ở người: + Huyết áp tâm thu bằng khoảng 110-120 mmHg
+ Huyết áp tâm trương bằng khoảng 70-80 mmHg
Người Việt Nam trưởng thành có huyết áp tâm thu khoảng 110mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 70mmHg.
Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu,bò,ngựa được đo ở đuôi.
Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay dổi huyết áp.
Bài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I/Khái niệm cảm ứng ở động vật
*Khái niệm: là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn.Vd:khi trời trở rét, mèo có phản ứng xù lông,co mạch máu,nằm co mình lại…
*Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là 1 dạng điển hình của cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ.Cung phản xạ gồm các bộ phận sau đây:
Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).
Đường dẫn truyền vào(đường cản giác).
Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh trung ương).
Bộ phận thực hiện phản ứng(cơ,tuyến…).
Đường dẫn truyền ra(đường vận động).
*Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các loài động vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của chúng.
III/Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh:
3/ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống:
Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống:
Cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống: có 2 bộ phận
Hệ thần kinh trung ương: não bộ và tuỷ sống
Hệ thần kinh ngoại biên: dây thần kinh cảm giác và dây thần kinh vận động.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Phúc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)