De cuong sinh 11 hk1

Chia sẻ bởi Duơng Thúy Vy | Ngày 26/04/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: De cuong sinh 11 hk1 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG SINH 11 HKI
Câu 1. Cơ chế dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân
- Nước từ đất vào lông hút rồi vào mạch gỗ cuả rễ theo cơ chế thẩm thấu.
- Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ.
- Hiện tượng rỉ nhựa và hiện tượng ứ giọt.
Ý nghĩa sự thoát hơi nước
- Là động lực trên cuả quá trình hút nước.
- Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
- Khi thoát hơi nước thì khí khổng mở, đồng thời khí CO2 sẽ đi từ khí khổng vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện bình thường.
- Tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển các chất từ rễ lên thân lên lá.
Câu 2. Làm thoáng khí( Nhiều khí cacbonic, oxi...
- Cacbonic: Ảnh hưởng đến trao đổi ion khoáng bám trên bề mặt keo đất.
- Oxi: Ảnh hưởng đến hô hấp và áp suất thẩm thấu nên ảnh hưởng đến tiếp nhận nước và các chất dinh dưỡng
Bón phân hợp lý phải dựa vào: Lượng phân bón, thời kỳ bón phân, cách bón phân, loại phân bón
Câu 3. Vai trò cuả quang hợp:
- Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên Trái Đất.
- Tích lũy năng lượng
- Quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển: hấp thụ CO2 và thải O2
Tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết QH:
- Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ QH dẫn đến tăng tích luỹ chất hữu cơ trong cây, tăng năng suất cây trồng.
- Cường độ QH thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy QH (lá)
- Điều tiết hoạt động QH của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, cung cấp nước hợp lý, tuỳ thuộc vào giống, loài cây trồng.
- Tuyển chọn và tạo mới các giống cây trồng có cường độ QH cao
Câu 4.
Đặc điểm
HTH hở
HTH kín

Khái niệm
Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô
Có máu lưu thông trong mạch kín

Cấu tạo
Giữa ĐM và TM ko có mạch nối
Giữa ĐM và TM có mao mạch nối

Vận tốc máu
Máu vận chuyển dưới áp lực thấp nên máu đến cơ quan chậm
Máu vận chuyển dưới áp lực cao nên máu đến cơ quan nhanh

Đại diện
Thân mềm (trai, ốc,..), chân khớp
Giun đốt, bạch tuộc & ĐVCXS

* Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể.
Câu 5. Chu kì HĐ của tim: pha co tâm nhĩ ( pha co tâm thất( pha dãn chung.
Nhịp tim/phút tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
Câu 6. Sơ đồ cơ chế điều hòa cân bằng nội môi
Kích thích của môi trường (trong hay ngoài)












* Vai trò của thận - Có vai trò quan trọng trong duy trì ASTT - Thận thải nước khi cơ thể thừa nước, tái hấp thu nước khi cơ thể thiếu nước; tăng cường tái hấp thu Na+, khi nồng độ Na+ trong máu giảm; thải các chất H+, HCO3-, urê, axit uric... * Vai trò của gan - Có vai trò trong cân bằng ASTT - Gan có chức năng chuyển hóa chất, điều hoà nồng độ các chất trong huyết tương (điều hoà glucôzơ, prôtêin…)
Câu 7.
Vấn đề
Hướng động
Ứng động

Khái niệm
Là hình thức phản ứng của 1 bộ phận của cây trước 1 tác nhân kích thích theo 1 hướng XĐ
Là hình thức phản ứng của cây trước 1 tác nhân kích thích k XĐ

Phân loại
Hướng đất
Hướng sáng
Hướng nước
Hướng hóa
Ứng động k sinh trưởng
Ứng động sinh trưởng

Cơ chế
Do sự phân bố auxin k đều giữa 2 mặt đối diện: rễ, thân, ngọn,…
Do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lí, sinh hóa theo nhịp điệu thời gian

Ví dụ
Chồi và lá cây hướng về phía có ÁS
Vận động tự vệ của cây trinh nữ

Câu 8. Cảm ứng là khả năng tiếp nhận va phản ứng lại các kích thích của môi trường bên ngoài (hoặc bên trong cơ thể) đảm bảo cho cơ thể SV tồn tại và phát triển.
Phản ứng của động vật diễn ra nhanh, nhưng mức độ chính xác của phản ứng thì tùy thuộc vào mức độ tổ chức của hệ thần kinh của chúng, phong phú hơn về hình thức và dễ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Duơng Thúy Vy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)