De cuong sinh 11

Chia sẻ bởi Trương Thụy Vy | Ngày 26/04/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: de cuong sinh 11 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
SINH HỌC – 11
CHƯƠNG I: CẢM ỨNG
1.Cảm ứng là gì? Cho ví dụ:
* Cảm ứng ở động vật là phản ứng (trả lời) lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn.
- VD: Khi trời nắng, chó thè lưỡi, há mồm thở để thải nhiệt.
- Đặc điểm của hệ thần kinh dạng lưới là các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh. Do vậy khi ta kích thích một điểm bất kì trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân.
Vì khi bị kích thích, xung thần kinh xuất hiện sẽ lan toã nhanh ra khắp toàn bộ cơ thể và toàn bộ cơ thể phản ứng lại dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng
- Ở hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thì bộ phận tiếp nhận kích thích là các giác quan. Bộ phận phân tích và tổng hợp là chuỗi hach thần kinh. Bộ phận thực hiện là cơ, các nội quan.
- Ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch so với dạng lưới:
Có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên.
Các hạch thần kinh nằm gần nhau nên khả năng phối hợp hoạt động của chúng được tăng cường.
Mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác và tiết kiện năng lượng.

2. Khái niệm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động:
* Khái niệm:
a.Điện thế nghỉ là sự chênh lệch giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi ( không bị kích thích ), phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.
Điện thế nghĩ có ở tế bào cơ đang dãn nghỉ, ở tế bào thần kinh khi không bị kcíh thích.
- Cơ chế hình thành điện thế nghĩ: Điện thế nghĩ hình thành do 3 yếu tố :
Sự phân bố ion ở 2 bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào.
Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion (cổng ion mở hay đống).
Bơm Na-K
Ion K+ đóng vai trò quan trọng trong cơ thể hình thành điện thế nghĩ, bơm Na-k có chức năng vận chuyển K+ từ ngoài tế bào trả vào trong giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài.
b. Điện thế hoạt động: là sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích.
- Cơ chế hình thành điện thế hoạt động: khi bị kích thích, cổng Na+ mở rộng nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây ra mất phân cực và đảo cực. Tiếp đó, cổng K+ mở rộng hơn, cổng Na+ đóng lại, K+ đi qua màng ra ngoài tế bào dẫn đến tái phân cực. Như vậy, điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghĩ từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
* Phân biệt sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thâng kinh không có miêlin và có miêlin:

Dây thần kinh
Có bao miêlin
Không có bao miêlin

Giống nhau
Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác.

Khác nhau
- Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
- Tốc độ lan truyền trên sợi thân kinh nhanh hơn
- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
- Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh chậm.


2.Truyền tin qua xi náp:
* Khái niệm xinap: Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến…
* Cấu tạo: Gồm
Chuỳ xuynap: chứa ti thể, các bóng chứa chất trung gian hoá học.
Màng trước.
Khe xinap.
Màng sau: có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học.
* Quá trình truyền tin qua xinap hoá học:
Gồm 3 giai đoạn:
Xung thần kinh xuất hiện làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xinap.
Ca2+ vào làm bóng chứa axeticôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axeticôlin vào khe xinap.
Axêticôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
Sau khi điện thế hoạt động hình thành ở mảng sau và lan truyền đi tiếp, thì enzim axeticôlinestaraza có ở màng sau sẽ phân huỷ axeticôlin thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thụy Vy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)