ĐỀ CƯƠNG ÔT VĂN 6 HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc | Ngày 17/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔT VĂN 6 HKII thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn Lớp 6 - Năm Học 2015-2016
I. Phần văn:
1. Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.
- Nắm tên tác giả, nội dung bài thơ
- Học thuộc bài thơ
- Ý nghĩa bài thơ Đêm nay Bác không ngủ:
Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác.

2. Lượm của Tố Hữu.
- Nắm tên tác giả, nội dung bài thơ
- Học thuộc bài thơ
- Hình ảnh chú bé Lượm được miêu tả ở 3 khổ thơ đầu như thế nào?
- Ý nghĩa bài thơ Lượm
Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm, hy sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiên chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.

II. Phần tiếng Việt:
1. So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh?
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có hai kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng
+ So sánh không ngang bằng
2. Ẩn dụ là gì? Nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:
+ Ẩn dụ hình thức;
+ Ẩn dụ cách thức;
+ Ẩn dụ phẩm chất;
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

3. Nhân hóa là gì? Nêu các kiểu nhân hóa thường gặp.
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,...bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp:
+ Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
+Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
+Trò chuyện, xưng hô với vật như đối như với người.

III. Làm văn: miêu tả
1. Tả giờ ra chơi ở trường em.
2. Tả lại khu phố hoặc thôn xóm em vào dịp Tết.
3. Tả chợ hoa ngày Tết.

*Dàn bài chung:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về hời gian, địa điểm.
2.Thân bài: Tả được các đặc điểm chi tiết theo thứ tự không gian hoặc thời gian:
- Cảnh vật
- Con người
- Hoạt động.
( Lưu ý:HS phải biết sử dụng các hình ảnh so sánh phù hợp để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng miêu tả)
3. Kết bài:
- Nhận xét hoặc nêu cảm nhận của bản thân về cảnh vật được tả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)