Đề Cương Ôn Văn Học 11_HKII
Chia sẻ bởi Ngô Thành Đại |
Ngày 26/04/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: Đề Cương Ôn Văn Học 11_HKII thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT VŨNG TÀU LỚP 11A3
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN NGỮ VĂN 11 – HKII (2011 – 2012)
(((
A – TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ 1: NGHĨA CỦA CÂU
I. NGHĨA SỰ VIỆC
Xác định nghĩa sự việc trong câu, bằng cách loại bỏ những từ ngữ tình thái, như: hình như, có lẽ, ...
Chỉ ra chủ thể và từ ngữ biểu hiện.
Câu biểu hiện hành động/ trạng thái, tính chất, đặc điểm/ quá trình/ tư thế/ sự tồn tại/ quan hệ.
II. NGHĨA TÌNH THÁI
Xác định từ ngữ tình thái.
Nghĩa tình thái:
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu:
Khẳng định tính chân thực của sự việc.
Phòng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp.
Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe
Tình cảm thân mật, gần gũi.
Thái độ bực tức, hách dịch.
Thái độ kính cẩn.
CHỦ ĐỀ 2: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
***
Khẳng định một đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận:
1. Các phương tiện diễn đạt:
Về từ ngữ: chỉ ra những từ ngữ chính trị có trong đoạn văn, như: độc lập, đồng bào, đa số, thực dân, phát xít, kháng chiến, bình đẳng, tự do, ...
Về ngữ pháp: chỉ ra sự logic trong đoạn văn qua các từ ngữ mang tính liên kết như: đó là, tuy nhiên, do vậy, bởi thế, tuy...nhưng, ...=> khẳng định các câu văn trong văn bản có kết cấu chuẩn mực, mạch lạc.
Về biện pháp tu từ: chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: điệp từ, điệp ngữ, so sánh, ước lệ, tượng trưng, nhân hóa, ...
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:
Tính công khai về quan điểm chính trị: khẳng định văn bản đã thể hiện đường lối, quan điểm của người viết (nói) một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở. Các từ ngữ được dùng được cân nhắc kĩ càng, thể hiện lập trường và quan điểm chính trị.
Tính chặt chẽ rrong diễn đạt và suy luận: khẳng định đoạn văn có hệ thống luận điểm chặt chẽ, từng ý, từng câu được phối hợp với nhau một cách hài hòa & mạch lạc.
Tính truyền cảm, thuyết phục: thể hiện ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ thái độ của người viết.
B – VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
CHỦ ĐỀ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Mở đoạn: Giới thiệu chung một cách trực tiếp về vấn đề cần nghị luận
2. Thân đoạn:
Giải thích về hiện tượng đó.
Nêu lên thực trạng của hiện tượng.
Chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng.
Hậu quả của hiện tượng đó như thế nào (nếu hiện tượng đó là xấu).
Từ đó, đưa ra giải pháp khắc phục.
Trong đoạn văn, có thể liên hệ ngoài thực tiễn về một số khía cạnh. Bên cạnh đó, dẫn chứng phải phù hợp, sinh động, chân thực; số liệu thống kê phải chính xác và mới nhất.
3. Kết đoạn: Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
CHỦ ĐỀ 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
1. Mở đoạn: Giới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận
2. Thân đoạn:
Giải thích những từ ngữ quan trọng.
Phân tích những biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ấy <=> dùng dẫn chứng để chứng minh.
Phê phán những biểu hiện không tốt; ngược lại với tư tưởng, đạo lí đang nghị luận.
Rút ra ý nghĩa bài học.
3. Kết đoạn: Đánh giá, khẳng định lại tư tưởng, đạo lí.
Liên hệ đến văn học, hoặc gương người tốt việc tốt.
C – TÁC PHẨM VĂN HỌC. NHỮNG BÀI VĂN THAM KHẢO
CHỦ ĐỀ 1: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU
Đề Bài: Phân tích bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu.
Bài Làm Tham Khảo
Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một lẽ sống: sống để yêu và tôn thờ Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, tha thiết, bằng cuộc sống say mê và
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN NGỮ VĂN 11 – HKII (2011 – 2012)
(((
A – TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ 1: NGHĨA CỦA CÂU
I. NGHĨA SỰ VIỆC
Xác định nghĩa sự việc trong câu, bằng cách loại bỏ những từ ngữ tình thái, như: hình như, có lẽ, ...
Chỉ ra chủ thể và từ ngữ biểu hiện.
Câu biểu hiện hành động/ trạng thái, tính chất, đặc điểm/ quá trình/ tư thế/ sự tồn tại/ quan hệ.
II. NGHĨA TÌNH THÁI
Xác định từ ngữ tình thái.
Nghĩa tình thái:
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu:
Khẳng định tính chân thực của sự việc.
Phòng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp.
Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe
Tình cảm thân mật, gần gũi.
Thái độ bực tức, hách dịch.
Thái độ kính cẩn.
CHỦ ĐỀ 2: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
***
Khẳng định một đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận:
1. Các phương tiện diễn đạt:
Về từ ngữ: chỉ ra những từ ngữ chính trị có trong đoạn văn, như: độc lập, đồng bào, đa số, thực dân, phát xít, kháng chiến, bình đẳng, tự do, ...
Về ngữ pháp: chỉ ra sự logic trong đoạn văn qua các từ ngữ mang tính liên kết như: đó là, tuy nhiên, do vậy, bởi thế, tuy...nhưng, ...=> khẳng định các câu văn trong văn bản có kết cấu chuẩn mực, mạch lạc.
Về biện pháp tu từ: chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: điệp từ, điệp ngữ, so sánh, ước lệ, tượng trưng, nhân hóa, ...
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:
Tính công khai về quan điểm chính trị: khẳng định văn bản đã thể hiện đường lối, quan điểm của người viết (nói) một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở. Các từ ngữ được dùng được cân nhắc kĩ càng, thể hiện lập trường và quan điểm chính trị.
Tính chặt chẽ rrong diễn đạt và suy luận: khẳng định đoạn văn có hệ thống luận điểm chặt chẽ, từng ý, từng câu được phối hợp với nhau một cách hài hòa & mạch lạc.
Tính truyền cảm, thuyết phục: thể hiện ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ thái độ của người viết.
B – VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
CHỦ ĐỀ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Mở đoạn: Giới thiệu chung một cách trực tiếp về vấn đề cần nghị luận
2. Thân đoạn:
Giải thích về hiện tượng đó.
Nêu lên thực trạng của hiện tượng.
Chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng.
Hậu quả của hiện tượng đó như thế nào (nếu hiện tượng đó là xấu).
Từ đó, đưa ra giải pháp khắc phục.
Trong đoạn văn, có thể liên hệ ngoài thực tiễn về một số khía cạnh. Bên cạnh đó, dẫn chứng phải phù hợp, sinh động, chân thực; số liệu thống kê phải chính xác và mới nhất.
3. Kết đoạn: Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
CHỦ ĐỀ 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
1. Mở đoạn: Giới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận
2. Thân đoạn:
Giải thích những từ ngữ quan trọng.
Phân tích những biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ấy <=> dùng dẫn chứng để chứng minh.
Phê phán những biểu hiện không tốt; ngược lại với tư tưởng, đạo lí đang nghị luận.
Rút ra ý nghĩa bài học.
3. Kết đoạn: Đánh giá, khẳng định lại tư tưởng, đạo lí.
Liên hệ đến văn học, hoặc gương người tốt việc tốt.
C – TÁC PHẨM VĂN HỌC. NHỮNG BÀI VĂN THAM KHẢO
CHỦ ĐỀ 1: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU
Đề Bài: Phân tích bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu.
Bài Làm Tham Khảo
Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một lẽ sống: sống để yêu và tôn thờ Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, tha thiết, bằng cuộc sống say mê và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thành Đại
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)