đề cương ôn thi văn 6
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Huỳnh Nga |
Ngày 17/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn thi văn 6 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHẦN ÔN TẬP VĂN BẢN HKI LỚP 6
1. “Bánh chưng, bánh giầy”:
Nghệ thuật :
-Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về Lang Liêu được thần mách bảo: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo.
-Lối kể chuyện dân gian :Trình tự thời gian.
Ý nghĩa của truyện :
“Bánh chưng, bánh giầy” là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc xây dựng đất nước.
2. “Thánh Gióng” .
Nghệ thuật :
- Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo, phi thường – hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng.
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước: truyền thuyết Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà.
Ý nghĩa của truyện:
Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trổi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
3. Sơn Tinh, Thuỷ tinh
Nghệ thuật :
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh và Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (tài dời non dựng lũy của Sơn Tinh; tài hô mưa gọi gió của Thủy Tinh.
- Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn Mị Nương
- Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn sinh động
Ý nghĩa của truyện :
- Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa bảo, lũ lụt xảy ra ở Đồng Bằng Bắc Bộ thời các vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ muốn chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ .
4. Sự tích Hồ Gươm
Nghệ thuật :
- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện và tinh thần của nhân dân ta đoàn kết một lòng đánh giặc xâm lược.
- Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết giàu ý nghĩa như gươm thần, Rùa Vàng.
Ý nghĩa của truyện :
Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta.
5. Thạch Sanh:
Nghệ thuật :
- Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo: công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh bổng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng rồi nên vợ chồng.
- Sử dụng những chi tiết thần kỳ : tiếng đàn; niêu cơm thần;
- Kết thúc có hậu.
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những người chính nghĩa, lương thiện.
6. Em bé thông minh
Nghệ thuật:
– Dùng câu đố thử tài – tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước .
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Em bé thông minh đề cao trí khôn dân gian và kinh nghiệm đời sống.
Tạo ra tiếng cười hài hước.
7. Ếch ngồi đáy giếng:
Nghệ thuật:
- Nghệ thuật nhân hoá. Nói chuyện con ếch nhưng thực ra là nói về con người.
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đòi sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên đặc sắc.
- Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo.
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo .
8. Thầy bói xem voi:
Nghệ thuật:
-Cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.
Lặp lại các sự việc.
- Nghệ thuật phóng đại
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta khi tìm hiểu về sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện .
9. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:
Nghệ thuật :
Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người).
Ý nghĩa của truyện:
Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng nêu bài học mỗi thành viên trong cộng đồng
1. “Bánh chưng, bánh giầy”:
Nghệ thuật :
-Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về Lang Liêu được thần mách bảo: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo.
-Lối kể chuyện dân gian :Trình tự thời gian.
Ý nghĩa của truyện :
“Bánh chưng, bánh giầy” là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc xây dựng đất nước.
2. “Thánh Gióng” .
Nghệ thuật :
- Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo, phi thường – hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng.
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước: truyền thuyết Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà.
Ý nghĩa của truyện:
Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trổi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
3. Sơn Tinh, Thuỷ tinh
Nghệ thuật :
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh và Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (tài dời non dựng lũy của Sơn Tinh; tài hô mưa gọi gió của Thủy Tinh.
- Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn Mị Nương
- Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn sinh động
Ý nghĩa của truyện :
- Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa bảo, lũ lụt xảy ra ở Đồng Bằng Bắc Bộ thời các vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ muốn chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ .
4. Sự tích Hồ Gươm
Nghệ thuật :
- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện và tinh thần của nhân dân ta đoàn kết một lòng đánh giặc xâm lược.
- Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết giàu ý nghĩa như gươm thần, Rùa Vàng.
Ý nghĩa của truyện :
Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta.
5. Thạch Sanh:
Nghệ thuật :
- Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo: công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh bổng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng rồi nên vợ chồng.
- Sử dụng những chi tiết thần kỳ : tiếng đàn; niêu cơm thần;
- Kết thúc có hậu.
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những người chính nghĩa, lương thiện.
6. Em bé thông minh
Nghệ thuật:
– Dùng câu đố thử tài – tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước .
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Em bé thông minh đề cao trí khôn dân gian và kinh nghiệm đời sống.
Tạo ra tiếng cười hài hước.
7. Ếch ngồi đáy giếng:
Nghệ thuật:
- Nghệ thuật nhân hoá. Nói chuyện con ếch nhưng thực ra là nói về con người.
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đòi sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên đặc sắc.
- Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo.
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo .
8. Thầy bói xem voi:
Nghệ thuật:
-Cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.
Lặp lại các sự việc.
- Nghệ thuật phóng đại
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta khi tìm hiểu về sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện .
9. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:
Nghệ thuật :
Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người).
Ý nghĩa của truyện:
Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng nêu bài học mỗi thành viên trong cộng đồng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Huỳnh Nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)