ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP 2019

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xuân Phương | Ngày 26/04/2019 | 199

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP 2019 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

LỊCH SỬ LỚP 11 – PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Chủ đề 1: CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX)
KIẾN THỨC CƠ BẢN
NHẬT BẢN
Minh Trị Duy Tân
Bối cảnh
Chế độ Mạc Phủ lâm vào khủng hoảng trầm trọng
Các nước Âu-Mĩ nhòm ngó, Mạc Phủ lại kí các hiệp ước bất bình đảng
1/1868 Sôgun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền, thực hiện một loạt cải cách
Nội dung
Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, lập chính phủ mới theo chế độ quân chủ lập hiến
Kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường, xóa bỏ độc quyền ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng
Quân sự: tổ chức huấn luyện theo kiểu phương tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí
Giáo dục: chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng khoa học kĩ thuật
Tính chất-ý nghĩa
Cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương tây xâm lược
Chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
Kinh tế: tập trung tư bản dẫn đến sự ra đời các công ty tư bản độc quyền
Đối ngoại: chính sách bành trướng: Đài loan, trung quốc…
Đối nội: chính sách phản động, bóc lột nặng nề nhân dân trong nước
Đặc điểm: chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt hiếu chiến
ẤN ĐỘ
Thực dân Anh xâm lược
Bối cảnh
Đầu thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Ấn độ suy yếu
Giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn độ
Chính sách cai trị
Kinh tế: khai thác thuộc địa quy mô lớn
Chính trị-xã hội: đặt trực trị, thực hiện chính sách chia để trị, khơi sâu cách biệt chủng tộc đẳng cấp…
Văn hóa – giáo dục: thực hiện chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu, hủ tục…
Hậu quả
Kinh tế suy thoái nghiêm trọng
Đời sống nhân dân bần cùng, khổ cực
Đảng quốc đại
Sự thành lập: thành lập năm 1885: chính đảng của giai cấp tư sản
Chủ trương: đấu tranh ôn hòa, đòi Anh thực hiện cải cách
Phân hóa: thành 2 phái: ôn hòa và cực đoan
Phong trào dân tộc
7/1905: phong trào đấu tranh chống đạo luật chia đôi xứ Ben-gan
10/1905: biểu tình chống chia cắt Ben-gan
1908: phong trào phản đối bản án 6 năm tù của Tilac
TRUNG QUỐC
Phong trào đấu tranh của nhân dân giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Nội dung
Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc(1851-1864)
Phong trào Duy tân 1898
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (1899-1901)

Lãnh đạo
Hồng Tú Toàn
Khang Hữu Vi
Lương Khải Siêu


Lực lượng
Nông dân
Quan lại, sĩ phu tiến bộ, vua Quang Tự
Nông dân

Diễn biến chính
-Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại Kim Điền (Quảng Tây) sau lan rộng khắp cả nước
-19/7/1864, bị thất bại do sự đàn áp của chính quyền phong kiến.
-Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế
-Nhanh chóng thất bại khi vấp phải sự chống đối của phái thủ cựu do Thái Hậu Từ Hi đứng đầu
Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh
-Sau bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công đàn áp phong trào

Tính chất-ý nghĩa
-Làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh
-Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung quốc.
-Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung quốc
-Phong trào diễn ra được 100 ngày và còn gọi là “Bách nhật Duy tân”
Phong trào yêu nước chống đế quốc.

Nguyên nhân thất bại
-Chưa có tổ chức lãnh đạo
-Do sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến
-Do phong kiến và Đế quốc câu kết đàn áp


Đồng Minh Hội
8/1905, Tôn Trung Sơn thành lập Đồng Minh hội-chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc
Chủ nghĩa Tam dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
Lật đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất
Trí thức, tư sản, tiểu tư sản, địa chủ…
Cách mạng Tân Hợi

Nguyên nhân
Mâu thuẫn nhân dân Trung quốc với Đế quốc, phong kiến
Nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xuân Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)