Đề cương ôn thi lịch sử HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Minh | Ngày 17/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi lịch sử HKII thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Đề cương ôn thi HKII môn lịch sử lớp 8
Câu 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng như thế nào? Trình bày các phong trào tiêu biểu đã học? Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
*Sự bùng nổ và phát triển của phong trào Cần Vương:
- Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương ”, nhằm kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào yêu nước chống quân xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần Vương.
- Được chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888): phong trào lan rộng và diễn ra vô cùng mạnh mẽ ở trên khắp cả nước.
+ Giai đoạn 2 (1888 – 1892): phong trào đã quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì.
*Một số phong trào tiêu biểu như: k/n Hương Khê, k/n Bãi Sậy, k/n Ba Đình…
*Cuộc k/n Hương Khê được xem là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì: quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn; trình độ tổ chức cao, quy cũ; tự chế tạo được súng trường; phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú; chiến đấu bền bỉ kéo dài 10 năm…
Câu 2:Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế T7-1885?
*Nguyên nhân: -Sau 2 hiệp ước 1883 và 1884 phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp. -Pháp lo sợ, tìm cách bóc những người cầm đầu.
*Diễn biến: Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá nhưng bị thất bại. Pháp chiếm được kinh thành Huế.
Câu 3: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? Tại sao quân triều đình đông mà vẫn không thắng được Pháp?
- Lợi dụng được triều đình Huế nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long để đánh dẹp bọn cướp biển Ngày 20/11/1873 quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội. Quân Pháp nhanh chóng chiếm được các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
-Quân triều đình đông mà vẫn không thắng được Pháp vì:
+Do vũ khí của quân triều đình thiếu và lạc hậu.
+Do đường lối kháng chiến không đúng đắn của triều đình nhà Nguyễn: không phát động toàn dân kháng chiến, không kiên quyết đánh giặc, không chủ động tấn công giặc, chính sách quân sự bảo thủ, nặng về phòng thủ, đối phó.
+Do thái độ của triều đình hi vọng vào thương lượng để chuộc Nam Kì nên không cương quyết chống giặc. (Triều đình căn dặn các địa phương:”không nên để lộ hình tích tỏ ra bận rộn để tránh người Pháp ngờ vực”.)
Câu 4: Thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của Việt Nam?Tác động của những chính sách đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam như thế nào?
*Về nông nghiệp:
-Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền -Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô
Thu được lợi nhuận tối đa; nông dân phụ thuộc vào chủ.
*Về công nghiệp:
-Tập trung khai thác mỏ than và kim loại -Sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước…
*Về GTVT: tăng cường xây dựng hệ thống giao thông tăng cường bóc lột kinh tế và phuc vụ mục đích quân sự là đàn áp các phong trào khởi nghĩa của nhân dân.
*Về thương nghiệp:-Nắm độc quyền thị trường; đánh thuế nặng vào các mặt hàng, đặc biệt là thuốc phiện, muối và rượu. Bóc lột lợi nhuận tối đa và độc chiếm thị trường Việt Nam.
*Về văn hóa, giáo dục:
-Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến.
-Về sau Pháp mở một lớp học mới nhằm đào tạo một lớp người tay sai cho Pháp đồng thời Pháp cũng mở một số cơ sở y tế, văn hóa để thực hiện chính sách mị dân.
Tác động của các chính sách đó đến:
* Về kinh tế :- Tích cực : Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân ; thành thị theo hướng hiện đại ra đời ; bước đầu làm xuất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Minh
Dung lượng: 26,22KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)