De cuong ôn thi hoc ki 1

Chia sẻ bởi Lê Thị Hiền | Ngày 17/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: de cuong ôn thi hoc ki 1 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I – MÔN SỬ 8( 2016- 2017)


Câu 1: Nêu tình hình kinh tế, chính trị nước Pháp cuối thế kỉ XIX đầu TK XX?
Chính sách xuất cảng tư bản tư bản của Pháp có gì khác Anh?
a. Kinh tế:
- Công nghiệp triển chậm lại, tụt xuống hàng thứ tư TG.
-Tuy nhiên một số ngành CN mới ra đời và phát triển rất nhanh như luyện kim, khai mỏ, đường sắt..
- Nông nghiệp: sản xuất nhỏ, khó khăn.
- Các công ty độc quyền ra đời
- Chú trọng xuất cảng tư bản.
- Đặc điểm: là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi
b. Chính trị:
Đối nội: Theo thể chế cộng hòa, thi hành nhiều chính sách đàn áp nhân dântrong nước.
-Đối ngoại: Tăng cường xâm chiếm thuộc địa
Chính sách xuất cảng tư bản tư bản của Pháp khác Anh là:
+ Anh: đầu tư vào khai thác một số ngành kinh tế ở thuộc địa để thu lợi nhuận
+ Pháp: cho vay lãi để thu lợi nhuận
Câu 2: Tình hình kinh tế, chính trị của Anh cuối TK XIX đầu TK XX? Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư ở các nước thuộc địa?
a.Kinh tế:
Trước 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Từ sau 1870, tụt xuống hàng thứ ba thế giới.
- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa
- Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.
b. Chính trị:
- Là nước quân chủ lập hiến do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền
- Bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản cầm quyền.
- Đối ngoại: Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa.
- Đặc điểm của CNĐQ Anh là “ chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư ở các nước thuộc địa vì:
- Đầu tư ở các nước thuộc địa ít vốn, thu lãi nhanh tạo điều kiện cho kinh tế Anh phát triển.
- Có nguồn nhân lực lao động dồi dào, nguyên liệu rẻ, hàng hóa bán giá cao hơn.
Câu 3: Trình bày nguyên nhân, biến cuộc nghĩa Xipay ( 1857 – 1859)
Nguyên nhân :
+ Chính sách thống trị tàn bạo của thưc dân Anh
+ Mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân An
Diễn biến :
+ 5-1857 hàng vạn binh lính Xipay cùng nhân dân nổi vũ trang khởi nghĩa
+ Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp miền Bắc và miền Trung.
+ Đến 1859 thì bị đàn áp.
- Ý nghĩa: tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ. Thúc đẩy cho phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.

Câu 4: Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á thế nào?
+ Anh xâm chiếm Mã Lai, Miến Điện
+ Pháp Việt Nam, Lào, Campuchia
+ Tây Ban Nha và Mỹ Philippin, Hà Lan, Inđônêxia
+ Anh, Pháp chia nhau “khu vực ảnh hưởng ở Xiêm”
Câu 5: Trình bày nội dung chủ yếu của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?
- Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống
- Chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản,
- Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây
-Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử học sinh ưu tú sang du học phương Tây.
Câu 6: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã thành nước đế quốc?
- Xuất hiện các công ty độc quyền
- Thi hành chính sách xâm lược thuộc địa
Câu 7: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh giới thứ nhất( 1914- 1918) ?
- Sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sách lực lượng giữa các nước đế quốc .
- Mâu thuẫn các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa nên gay gắt
-Hình thành hai khối đối địch nhau:
+ khối liên minh :Đức –Aùo -Hung và Italia
+ khối hịêp ước: Anh –Pháp Nga
- Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm chia thuộc địa ,làm bá cử thế giới.
Câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hiền
Dung lượng: 72,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)