đề cương ôn thi HKII

Chia sẻ bởi Châu Thanh Hằng | Ngày 17/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn thi HKII thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:







I. Thực dân Pháp tấn công và chiếm đóng Biên Hòa:
1. Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa:
- Tháng 10 – 1861, Phó đô đốc Bonad quyết tam đánh chiếm Biên Hòa bằng hai dường thủy bộ.
- 13 – 12 – 1861 , Phó đô đốc Bonad gửi tối hậu thư đòi quân triều đình triệt thoái các pháo đài và các vật cản trên sông Đồng Nai. Chưa đợi trả lời, sáng sớm ngày 14 – 12 – 1861, Bonad ra lệnh tiến quân vào Biên Hòa theo 4 mũi. Ngày 18 – 12 – 1861, thực dân Pháp chiếm được tỉnh Biên Hòa.

2. Các phong trào buổi đầu chống Pháp:
- Một số văn than như Nguyễn Thành Ý, Phan Trung liên kết với nghĩa quân do Trương Định chỉ huy, nhiều lần tấn công vào đồn lũy, tàu bè, các toán tuần tra của địch.
- Đầu tháng 1 – 1863, nghĩa quân Biên Hòa gồm người Việt và người thiểu số lien tục tấn công các vị trí của quân Pháp ở đông bắc Biên Hòa, gây nhiều thiệt hại cho chúng. Nhiều nơi, do các lực lượng yêu nước tấn công, quân Pháp phải bổ đồn rút về Sài Gòn.
- Biên Hòa trở thành cái nôi xuất phát của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược.





I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương:
1. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế tháng 7 – 1885:
- Sau hai hiệp ước 1883, 1884, phe chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
- Pháp lo sợ tìm cách bắt cóc những người cầm đầu.
- Đêm mồng 4 rạng 5 – 7 – 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồng Mang Cá và tòa Khâm Sứ. Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản công chiếm kinh thành Huế.

2. Phong trào Cần Vương:
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng trị). Ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp cua cứu nước.
- Phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương diễn ra sôi nỗi từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
- Diễn ra hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (1888 – 1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

II. Những cuộc khởi nghãi lớn trong phong trào Cần Vương:
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896):
- Địa bàn Hương Khê và Hương Sơn thuộc Hà Tĩnh sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác. Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- Từ 1885 – 1888, nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện xây dựng quân sự, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thảo,…lực lượng nghĩa quân chia thành 15 thứ quân phân bố trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, chế tạo được súng trường theo kiểu của Pháp.
- Từ 1888 – 1895 là thời kì chiến đấu của nghĩa quân, dựa vào vùng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
- Để đối phó, Pháp tập trung binh lực, xây dựng hệ thống đồn bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân.
- Nghĩa quân chiến đấu trong điều kiện gian khổ, lực lượng suy yếu dần. Ngày 28 – 12 – 1885, Phan Đình Phùng hi sinh, khởi nghĩa dần tan rã.
- Mặc dù bị thất bại, nhưng là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao, sức chiến đấu bền bỉ.
- Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến hoàn toàn thất bại, phong trào yêu nước chuyển sang giai đoạn mới.






Khởi nghĩa Yên Thế:
Giai đoạn

Hoạt động

1884 – 1894

Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm

1909 – 1913

Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng, vừa chiến đấu, dưới sự chỉ huy của Đề Thám

1909 – 1913
Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quan hao mòn …Ngày 10 – 2 – 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

*Nguyên nhân thất bại,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Châu Thanh Hằng
Dung lượng: 23,98KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)