ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI - NGỮ VĂN 11_2013-2014

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Diện | Ngày 26/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI - NGỮ VĂN 11_2013-2014 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC 2013 - 2014

A. LƯU Ý CHUNG.
1. Chương trình ôn tập từ tuần 1 đến hết tuần 15 theo PPCT Ngữ văn 11 (ôn tập tập trung vào phần văn học Việt Nam hiện đại).
2. Đề thi HKI gồm 3 câu:
Câu 1 (2 điểm): Kiểm tra kiến thức (tất cả các bài đã học NV 11 – trừ đọc thêm và giảm tải).
Câu 2 (3 điểm): Viết đoạn văn NLXH về đề tài tư tưởng đạo lí.
Câu 3 (5 điểm): Viết bài văn NLVH – phân tích nhân vật, đoạn trích hoặc cả tác phẩm văn xuôi.

B. CÂU HỎI ÔN TẬP:

I. CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC (2đ)
Câu 1: Nêu những đặc điểm cơ bản của nền văn học hiện đại - văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 2: Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 3: Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? (Hai đứa trẻ – Thạch Lam)
Câu 4: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam?
Câu 5: Vì sao Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù lại cho rằng: Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
Câu 6: Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân?
Câu 7: Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” mang ý nghĩa gì?
Câu 8: Nêu những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?
Câu 9: Viết về đề tà người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở, day dứt về điều gì? Kể tên ít nhất 3 tác phẩm tiêu biểu cho từng đề tài.
Câu 10: Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao?

II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3đ)
Học sinh viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về một tư tưởng đạo lí (tối thiểu 100 từ) có sự vận dụng kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh.

III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5đ)
Một số đề gợi ý tham khảo:
Đề 1: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.
Đề 2: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) về Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Đề 4: Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng).
Đề 5: Cảm nhận của anh (chị) về số phận của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
Đề 6: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo kể từ khi gặp thị Nở cho tới lúc bị thị từ chối tình yêu. (Chí Phèo - Nam Cao)
Đề 7: Phân tích bi kịch tinh thần của Chí Phèo kể từ khi bị thị Nở từ chối tình yêu cho tới lúc kết thúc cuộc đời (Chí Phèo - Nam Cao)

GỢI Ý TRẢ LỜI

I/ CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC (2đ)

Câu 1: Nêu những đặc điểm cơ bản của nền văn học mới - văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
Gợi ý trả lời
Nền văn học được hiện đại hóa.
Nhịp độ phát triển mau lẹ.
Phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học.

Câu 2: Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Gợi ý trả lời
Về nội dung:
Tiếp tục phát huy truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
Đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ
Về nghệ thuật:
Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn.
Các thể loại mới như phóng sự, bút kí, tùy bút, kịch nói đều đạt được những thành tựu đáng kể..
Thơ ca thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại.

Câu 3: Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? (Hai đứa trẻ – Thạch Lam)
Gợi ý trả lời
Đoàn tàu là biểu tượng của một thới giới giàu sang và rực rỡ ánh sáng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Diện
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)