Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Giap Trung Thành | Ngày 27/04/2019 | 102

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ BÀI TẬP LỚP 10 TRONG ĐỀ THI CAO ĐẲNG - ĐẠI HỌC
CĐ - 07
Câu 1: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là (Cho H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65)
A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Mg.
Câu 2: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.
Câu 3: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là (Cho H = 1; O = 16; Cl = 35,5; K = 39)
Câu 4: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. M < X < Y < R. B. R < M < X < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < R < Y.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
(Cho H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Fe = 56; Zn = 65)
A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.
Câu 6: Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac
N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k) Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận
A. tăng lên 8 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 6 lần. D. tăng lên 2 lần.
Câu 7: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là
A. NH3 và HCl. B. H2S và Cl2. C. Cl2 và O2. D. HI và O3.
Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4 và FeSO4. B. MgSO4.
C. MgSO4 và Fe2(SO4)3. D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.
ĐH - A - 07
Câu 1: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
Câu 2: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(a - b). B. V = 11,2(a - b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b).
Câu 3: Trong pḥng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Giap Trung Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)