Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi ĐẶNG CAO KỴ | Ngày 27/04/2019 | 199

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT HALOGEN
Câu 1. Chất nào dưới đây có sự thăng hoa khi đun nóng (trạng thái rắn chuyển sang trạng thái hơi)
A. Cl2 B. I2 C. Br2 D. F2
Câu 2. Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không xảy ra phản ứng:
A. NaF B. NaBr C. NaI D. NaCl
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Ở điều kiện thường, iot là chất rắn, dạng tinh thể màu đen tím
B. Ở điều kiện thường, brom là chất khí màu đỏ nâu, dễ bay hơi, hơi brom độc
C. Ở điều kiện thường, flo là chất khí màu lục nhạt, rất độc
D. Ở điều kiện thường, clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc
Câu 4. Nước Gia-ven có tính chất sát trùng và tẩy màu là do:
A. nguyên tử Cl trong NaClO có số oxi hóa +1 thể hiện tính oxi hóa mạnh
B. NaClO phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh
C. NaClO phân hủy ra Cl2 có tính oxi hóa mạnh
D. NaCl trong nước Gia-ven có tính tẩy màu và sát trùng
Câu 5. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl.

Khí Cl2 sinh ra thường có lẫn hơi nước và hidroclorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
D. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 6. Có 4 bình mất nhãn đựng các dd : HCl, HNO3, KCl, KNO3. Để phân biệt các dd trên, ta lần lượt dùng các chất
A. dùng quì tím, dd AgNO3 B. dùng phenolphtalein, dd AgNO3
C. dd AgNO3, dd BaCl2 D. Tất cả a, b, c sai
Câu 7. Có 4 bình mất nhãn đựng các dd :NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2. Để phân biệt các dd trên, ta lần lượt dùng chất :
A. quì tím, dd AgNO3 B. dd Na2CO3, dd H2SO4
C. dd AgNO3, dd H2SO4 D. dd Na2CO3, dd HNO3
Câu 8. Để phân biệt 5 dd riêng biệt sau: NaCl, NaBr, NaI, NaOH, HCl. Ta có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây:
A. khí Clo, dd AgNO3 B. quì tím, khí Clo
C. quì tím, dd AgNO3 D. cả b, c đúng
Câu 9. Có 6 dd riêng biệt sau: NaCl, NaBr, KI, HCl, H2SO4, KOH. Để phân biệt các dd trên, ta có thể dùng lần lượt các hợp chất sau:
A. quì tím, khí Clo B. dd AgNO3, khí Clo
C. quì tím, AgNO3, dd BaCl2 D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 10. Nếu lấy khối lượng KMnO4 , MnO2, KClO3 bằng nhau để cho tác dụng với dd HCl đặc, dư thì chất nào cho nhiều Clo hơn?
A. MnO2 B. KClO3
C. KMnO4 D. cả 3 chất như nhau
Câu 11. Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là:
A. ns2np4. B. ns2p5. C. ns2np3. D. ns2np6.
Câu 12. Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là gì?
A. công hóa trị không cực. B. cộng hóa trị có cực.
C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
Câu 13. Chất nào có tính khử mạnh nhất?
A. HI. B. HF. C. HBr. D. HCl.
Câu 14. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen?
A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.
B. Đều có tính oxi hóa mạnh.
C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.
D. Khả năng t/d với nước giảm dần từ F2 đến I2.
Câu 15. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do:
A. clo độc nên có tính sát trùng.
B. clo có tính oxi hóa mạnh.
C. clo tác dụn với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.
D. một nguyên nhân khác.
Câu 16. Trong các kim
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ĐẶNG CAO KỴ
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)