Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Võ Mạnh Hùng | Ngày 27/04/2019 | 141

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH
GV: Nguyễn Đình Hùng- Trường THPT Đặng Thúc Hứa – ĐT 096.296.79.87

Câu 1: Để điều oxi trong phòng thí nghiệm người ta tiến hành:
A. Điện phân nước có hòa tan H2SO4.
B. Nhiệt phân những hợp chất giàu oxi, kém bền bởi nhiệt.
C. Chưng cất phân đoạn không khí.
D. Cho cây xanh quang hợp.
Câu 2: Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do:
A. sự oxi hóa kali. B. sự oxi hóa tinh bột. C. sự oxi hóa iotua. D. sự oxi hóa ozon.
Câu 3: Oxi không phản ứng trực tiếp với :
A. Natri B. Flo C. Cacbon D. Lưu huỳnh
Câu 4: Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây ?
A. Na, Mg, Cl2, S. B. Na, Al, I2, N2. C. Mg, Ca, N2, S . D. Mg, Ca, Au, S.
Câu 5: Để phân biệt oxi và ozon có thể dùng chất nào sau đây ?
A. Cu B. Hồ tinh bột. C. H2. D. Dung dịch KI và hồ tinh bột .
Câu 6: Tính chất nào sau đây không đúng đối với nhóm oxi ( nhóm VIA) Từ oxi đến Telu :
A. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần. B. Bán kính nguyên tử tăng dần .
C. Tính bền của hợp chất hydro tăng dần. D. Tính axít của hợp chất hydroxit giảm dần
Câu 7: Chọn phát biểu đúng:
A. Ở nhiệt độ thường, phân tử lưu huỳnh gồm có 1 nguyên tử.
B. Hai dạng thù hình của nguyên tử lưu huỳnh: Sα và Sβ khác nhau về cấu tạo tinh thể và tính chất hóa học.
C. Lưu huỳnh tà phương (Sα) bền ở nhiệt độ thường.
D. Một trong những ứng dụng của lưu huỳnh là dùng để khử chua đất phèn.
Câu 8: Cho lưu huỳnh lần lượt phản ứng với mỗi chất sau (trong điều kiện thích hợp): H2, O2, H2SO4 loãng, Al, Fe, F2. Có bao nhiêu phản ứng chứng minh được tính khử của lưu huỳnh?
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 9: Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với lưu huỳnh là
A. Hg, O2, F2, HCl. B. H2, Pt, Cl2, KClO3. C. Na, He, Br2, H2SO4 loãng. D. Zn, Cl2, O2, F2.
Câu 10: Nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái kích thích có số liên kết cộng hóa trị tối đa là:
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 11: Cho các câu sau:
Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3.
Phân tử SO2 có cấu tạo thẳng.
SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
Khí SO2 có màu vàng lục và rất độc.
Các câu đúng là
A. (2), (5). B. (1), (2), (3), (5). C. (1), (3), (4), (5). D.(1), (3), (4).
Câu 12: Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng được với khí sunfurơ là
A. Nước clo, dung dịch thuốc tím, magiê oxit.
B. Khí cacbonic, hidrosunfua, oxi, dung dịch xút.
C. Nước vôi trong, dung dịch axit sunfuric loãng, nước brom, khí hidrosunfua.
D. Nước brom, nước vôi trong, dung dịch xô-đa, dung dịch muối ăn.
Câu 13: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt SO2 và CO2?
A. Dung dịch brom trong nước. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 14: Dẫn khí H2S vào dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng, hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch không màu chuyển sang màu tím.
B. Dung dịch màu tím bị vẩn đục màu vàng.
C. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang màu vàng.
D. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang không màu và có vẩn đục màu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Mạnh Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)