Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Mân | Ngày 26/04/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

MA TRẬN ĐỀ THI TN THPT MÔN ĐỊA LÝ 2018
Nhận biết (14 câu) và thông hiểu : (10 câu)
Vận dụng thấp (12 câu), vận dụng cao (4 câu)
Địa lý 11 : 8 câu
Địa lý tự nhiên : 6 câu
Địa lý dân cư : 2 câu
Địa lý các ngành kinh tế : 6 câu
Địa lý các vùng kinh tế : 6 câu
Atlat và bài tập : 6 câu
Bảng số liệu : 3 câu
Biểu đồ đã cho : 3 câu
NỘI DUNG ÔN TẬP
ĐỊA LÍ 11:
- Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là trình độ phát triển kinh tế - xã hội. - Cơ sở để phân chia thành 2 nhóm nước : GDP/người, FDI, HDI
- FDI, HDI là
- Đặc điểm của các nước đang phát triển là GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. - Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao - Nhóm quốc gia được coi là nước công nghiệp mới (NICs) là: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin, Ác-hen-ti-na. - Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có đặc trưng là xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. - Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là : công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. [
]
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào thời gian cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
- Toàn cầu hóa là quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. - Biểu hiện của toàn cầu hóa: thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. -Hệ quả của Toàn cầu hóa: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước. - NAFTA , EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR là
-Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra ở nửa sau của TK20, chủ yếu ở các nước đang phát triển. - Sự nóng lên của Trái Đất chủ yếu là do con người đã đưa một lượng lớn khí CO2 vào khí quyển. - Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng chủ yếu là do con người sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều.
-Mưa axit là do khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng
- Khí CFCs là nguyên nhân gây suy giảm tầng ô dôn.
- Suy giảm đa dạng sinh vật là do: diện tích rừng bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức của con người.
-Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan. -Thực trạng tài nguyên của Châu Phi: khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh. - Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Mĩ La tinh là kim loại đen, kim loại quý và nhiên liệu. -Mỹ La tinh là khu vực có nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, chênh lệch giàu nghèo rất lớn. - Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.
-Cuộc cách mạng ruộng đất không triệt để ở Mĩ La tinh đã đẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát. -Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Mĩ La tinh giảm mạnh trong thời kỳ 1985-2004 là do tình hình chính trị không ổn định. - Nguồn FDI vào Mĩ La tinh chiếm trên 50% là từ các nước Hoa Kỳ và Tây Ban Nha .  
- Mặc dù các nước Mĩ La tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm là do duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở, chưa xây dựng được đường lối phat triển kinh tế- xã hội độc lập, tự chủ. -Tình hình kinh tế các nước Mĩ La tinh từng bước đã được cải thiện, biểu hiện rõ nhất là xuất khẩu tăng nhanh. -Đặc điểm vị trí của khu vực Tây Nam Á là: tiếp giáp với 3 châu lục, tiếp giáp với 2 lục địa, án ngữ đường giao thông từ Ấn Độ Dương sang Đại Tây Dương -Đặc điểm nổi bật về tự nhiên và xã hội của khu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Mân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)