Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Đặng Hồng Sơn | Ngày 26/04/2019 | 139

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP HỌC KỲ II. MÔN VẬT LÝ 12
I.TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm:
A. nguồn điện một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.
B. nguồn điện một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín.
C. nguồn điện một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.
D. tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ mang năng lượng.
B. Sóng điện từ truyền được trong chân không.
C. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
D. Sóng điện từ là sóng ngang.
Câu 3: Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Qo và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là Io thì chu kì dao động điện từ trong mạch là
A. T = 2(qoIo. B. T = 2(.. C. T = 2(LC. D. T = 2(.
Câu 4: Khi nói về quá trình lan truyền của sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
B. Sóng điện từ là sóng ngang và mang năng lượng.
C. Vectơcường độ điện trường cùng phương với vectơ cảm ứng từ .
D. Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha nhau.
Câu 5: Điện tích của một bản tụ điện trong một mạch dao động lí tưởng biến thiên theo thời gian theo hàm số: q = Q0 cos. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là
A. i = Q0cos. B. i = Q0cos(+ ).
C. i = Q0cos(+ ). D. i = Q0cos(- ).
Câu 6: Mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 0,25nF và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1mH. Tại thời điểm ban đầu, cường độ dòng điện có giá trị cực đại và bằng 4mA. Biểu thức của điện tích trên hai bản tụ là
A. q = 2.10- 9 cos(C). B. q = 2.10- 9 cos (C).
C. q = 8.103 cos(2.106t) (C). D. q = 8.103cos(C).
Câu 7: Với f1, f2, f3 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma (tia γ) thì
A. f1 > f3 > f2. B. f3 > f1 > f2. C. f3 > f2 > f1. D. f2 > f1 > f3.
Câu 8: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Iâng (Young), khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i = 1,2 mm. Giá trị của λ bằng
A. 0,45 μm. B. 0,75 μm. C. 0,60 μm. D. 0,65 μm.
Câu 9: Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong quang phổ vạch phát xạ của hiđrô, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím.
B. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn và chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.
C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hóa học khác nhau thì khác nhau.
D. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.
Câu 10: Tia Rơn-ghen (tia X) có bước sóng
A. nhỏ hơn bước sóng của tia hồng ngoại. B. nhỏ hơn bước sóng của tia gamma.
C. lớn hơn bước sóng của tia màu tím. D. lớn hơn bước sóng của tia màu đỏ.
Câu 11: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Ánh sáng chiếu vào hai khe có bước sóng 0,5 μm. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 4 là
A. 2 mm. B. 3,6 mm. C. 2,8 mm. D
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hồng Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)