Đề cương ôn thi
Chia sẻ bởi nguyễn ngọc |
Ngày 26/04/2019 |
93
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
HUY CẬN
Ðời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu.Nhưng càng đi sâu, càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
(Hoài Thanh)
I- TIỂU SỬ:
Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31-5-1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Bố là nhà nho, đậu tam trường, làm hương sư, sau về quê dạy chữ Hán. Mẹ là một cô gái ở vùng quê có nghề dệt lụa truyền thống (xã Tùng Ảnh, huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Cả hai đều yêu văn chương và rất thuộc truyện Kiều.
- Quê Huy Cận là một vùng bán sơn địa, đẹp và nghèo; cảnh vật hùng vĩ, còn giữ nguyên vẻ hoang sơ. Người dân ở đây rất mê hát ví dặm, kể truyện thơ Nôm.
- Không khí gia đình thường nặng nề với nhiều xung đột giữa các thế hệ. Cậu bé Huy Cận rất thích lang thang giữa trời đất bao la cùng những trò chơi dân dã (thả diều, đánh trống đất); được gần gũi với đất đai đồng ruộng và cuộc sống người nông dân; từ đó, năng lực nhạy cảm trước những biểu hiện tinh tế của tạo vật và lòng yêu mến, trân trọng thiên nhiên, con người có điều kiện nảy nở.
Có thể nói hồn thơ Huy Cận thành hình và được vun đắp bởi truyền thống văn hóa của gia đình, quê hương:
Tôi sinh ra ở miền sơn cước
CÓ NÚI LÀM XƯƠNG CỐT THÁNG NGÀY
Ðất bãi tơi làm da thịt mát
Gió sông như những mảnh hồn bay
- Học chữ Hán với bố và học đến lớp tư ở quê. Từ lớp năm đến hết tú tài toàn phần: học ở Huế. Kết bạn với Xuân Diệu từ 1936. Năm 1939, ra Hà Nội học Cao Ðẳng Nông Lâm. Từ 1941, vừa học vừa tham gia mặt trận Việt Minh.
- Cách mạng tháng Tám thành công, giữ chức Bộ trưởng Canh Nông trong chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ tháng 5 đến tháng 11- 1946: Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. Trong kháng chiến chống Pháp: Thứ trưởng Bộ Canh Nông, rồi Thứ trưởng Bộ Kinh Tế. Từ 1955, chuyển sang công tacï lãnh đạo văn hóa với chức vụ Thứ trưởng thường trực Bộ Văn hóa. Từ 1984 đến 1987: Bộ trưởng đặc trách công tác văn hóa nghệ thuật tại văn phòng Hội Ðồng Bộ trưởng, kiêm Chủ tịch Ủy ban trung ương Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật. Hiện nay, Huy Cận là Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
- Ngoài những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa trong nước, Huy Cận còn là nhà hoạt động quốc tế năng động với nhiều đóng góp lớn. Ông từng là đồng Chủ tịch Ðại hội nhà văn Á Phi họp ở Ai Cập (02-1962), đồng Chủ tịch Ðại hội văn hóa toàn thế giới họp tại Cu Ba (01-1968), Ủy viên Hội đồng chấp hành Unesco (1978-1983), Ủy viên Hội đồng cao cấp các nước nói tiếng Pháp.
II- QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC:
Tác phẩm tiêu biểu:
* Trước 1945: Lửa thiêng (1940), Vũ trụ ca (1942), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942).
** Sau 1945: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Ðất nở hoa (1960),
Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967),
Những năm sáu mươi (1968), Cô gái Mèo (1972),
Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973),
Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), Hạt lại gieo (1984),
Tuyển tập (1986).
1. Thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám:
TOP
a. Tập thơ Lửa Thiêng:
* Huy Cận bắt đầu sáng tác từ năm 1936 bằng những bài bình luận văn học đăng trên các báo Tràng An, Sông Hương; với bút danh Hán Quỳ.
- Từ 1938, Huy Cận có thơ trên báo Ngày nay. Tập thơ đầu tay Lửa Thiêng ra mắt độc giả vào tháng 11-1940, (bằng tiền tái bản tập Thơ Thơ của Xuân Diệu). Ðây là thời gian Huy Cận cùng sống với Xuân Diệu tại số 40 Hàng Than-Hà Nội.
- Gồm 50 bài, một số đã đăng báo, Lửa Thiêng nhanh chóng được độc giả nhiệt liệt đón
Ðời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu.Nhưng càng đi sâu, càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
(Hoài Thanh)
I- TIỂU SỬ:
Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31-5-1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Bố là nhà nho, đậu tam trường, làm hương sư, sau về quê dạy chữ Hán. Mẹ là một cô gái ở vùng quê có nghề dệt lụa truyền thống (xã Tùng Ảnh, huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Cả hai đều yêu văn chương và rất thuộc truyện Kiều.
- Quê Huy Cận là một vùng bán sơn địa, đẹp và nghèo; cảnh vật hùng vĩ, còn giữ nguyên vẻ hoang sơ. Người dân ở đây rất mê hát ví dặm, kể truyện thơ Nôm.
- Không khí gia đình thường nặng nề với nhiều xung đột giữa các thế hệ. Cậu bé Huy Cận rất thích lang thang giữa trời đất bao la cùng những trò chơi dân dã (thả diều, đánh trống đất); được gần gũi với đất đai đồng ruộng và cuộc sống người nông dân; từ đó, năng lực nhạy cảm trước những biểu hiện tinh tế của tạo vật và lòng yêu mến, trân trọng thiên nhiên, con người có điều kiện nảy nở.
Có thể nói hồn thơ Huy Cận thành hình và được vun đắp bởi truyền thống văn hóa của gia đình, quê hương:
Tôi sinh ra ở miền sơn cước
CÓ NÚI LÀM XƯƠNG CỐT THÁNG NGÀY
Ðất bãi tơi làm da thịt mát
Gió sông như những mảnh hồn bay
- Học chữ Hán với bố và học đến lớp tư ở quê. Từ lớp năm đến hết tú tài toàn phần: học ở Huế. Kết bạn với Xuân Diệu từ 1936. Năm 1939, ra Hà Nội học Cao Ðẳng Nông Lâm. Từ 1941, vừa học vừa tham gia mặt trận Việt Minh.
- Cách mạng tháng Tám thành công, giữ chức Bộ trưởng Canh Nông trong chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ tháng 5 đến tháng 11- 1946: Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. Trong kháng chiến chống Pháp: Thứ trưởng Bộ Canh Nông, rồi Thứ trưởng Bộ Kinh Tế. Từ 1955, chuyển sang công tacï lãnh đạo văn hóa với chức vụ Thứ trưởng thường trực Bộ Văn hóa. Từ 1984 đến 1987: Bộ trưởng đặc trách công tác văn hóa nghệ thuật tại văn phòng Hội Ðồng Bộ trưởng, kiêm Chủ tịch Ủy ban trung ương Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật. Hiện nay, Huy Cận là Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
- Ngoài những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa trong nước, Huy Cận còn là nhà hoạt động quốc tế năng động với nhiều đóng góp lớn. Ông từng là đồng Chủ tịch Ðại hội nhà văn Á Phi họp ở Ai Cập (02-1962), đồng Chủ tịch Ðại hội văn hóa toàn thế giới họp tại Cu Ba (01-1968), Ủy viên Hội đồng chấp hành Unesco (1978-1983), Ủy viên Hội đồng cao cấp các nước nói tiếng Pháp.
II- QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC:
Tác phẩm tiêu biểu:
* Trước 1945: Lửa thiêng (1940), Vũ trụ ca (1942), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942).
** Sau 1945: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Ðất nở hoa (1960),
Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967),
Những năm sáu mươi (1968), Cô gái Mèo (1972),
Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973),
Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), Hạt lại gieo (1984),
Tuyển tập (1986).
1. Thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám:
TOP
a. Tập thơ Lửa Thiêng:
* Huy Cận bắt đầu sáng tác từ năm 1936 bằng những bài bình luận văn học đăng trên các báo Tràng An, Sông Hương; với bút danh Hán Quỳ.
- Từ 1938, Huy Cận có thơ trên báo Ngày nay. Tập thơ đầu tay Lửa Thiêng ra mắt độc giả vào tháng 11-1940, (bằng tiền tái bản tập Thơ Thơ của Xuân Diệu). Ðây là thời gian Huy Cận cùng sống với Xuân Diệu tại số 40 Hàng Than-Hà Nội.
- Gồm 50 bài, một số đã đăng báo, Lửa Thiêng nhanh chóng được độc giả nhiệt liệt đón
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn ngọc
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)