Đề cương ôn thi
Chia sẻ bởi Bac Mi |
Ngày 26/04/2019 |
96
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
HAI ĐỨA TRẺ
- Thạch Lam -
I. Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả: Thạch Lam (1910-1942)
a. Cuộc đời:
- Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn.
- Đặc điểm con người: Sống trầm tĩnh và điềm đạm, rất tinh tế. Đặc điểm ấy để lại dấu ấn rõ nét trong sáng tác của ông.
b. Quan điểm sáng tác:
- “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li, sự quên những thứ đen tối trước mặt mà trái lại văn chương là một thứ vũ khí thanh cao để vừa tố cáo vừa thay đổi thế giới giả dối và tàn ác và làm cho lòng người được trở nên trong sạch và phong phú hơn.” Vì thế tuy là một nhà văn lãng mạn nhưng sáng tác của ông có xu hướng nghiêng về hiện thực mà “Hai đứa trẻ” là một minh chứng cho điều đó.
c. Đặc điểm sáng tác.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn với một lối viết riêng: truyện của ông thường không có cốt truyện, li kì, đặc biệt. Các tình huống truyện, sự kiện chủ yếu mang chức năng bộc lộ trạng thái tâm trạng. (Các nhân vật thường ít nói năng, hành động. Vì thế truyện ngắn của ông được gọi là truyện ngắn tâm tình giàu sắc thái trữ tình và mang đậm chất thơ)
- Ông là nhà văn mở đường cho kiểu viết truyện ngắn không có cốt truyện li kì.
-Thế giới nhân vật trong truyện của ông thường là lớp trí thức nghèo khổ ở những làng quê nghèo, phố huyện nghèo khổ.
- Không khí chung trong nhiều truyện ngắn của ông thường có nét buồn, tiêu điều, xơ xác. Sự sống như tàn lụi, mòn mỏi.
( Các đặc điểm trên được thể hiện rõ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ, vị trí của tác phẩm:
- Là truyện ngắn được in trong tập “Nắng trong vườn” xuất bản năm 1938.
- Đây là tác phẩm được coi là tiêu biểu nhất trong phong cách viết truyện ngắn của Thạch Lam.
b. Nội dung:
Nội dung văn bản: Theo chuẩn kiến thức – kĩ năng : Phố huyện lúc chiều tàn; phố huyện lúc đêm khuya; phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua.
Phố huyện lúc chiều tàn :
– Đó là cảnh chiều tàn với âm thanh báo hiệu “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”; với nền trời phương tây “đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, “dãy tre làng trước mặt đen lại…”; văng vẳng âm thanh của “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Đó là “một chiều êm ả như ru”, không gian ấy khiến cho “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
– Đó còn là cảnh chợ tàn : buổi chợ ở một vùng quê nghèo “trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”. “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc” khiến chị em Liên “tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Trên nền đất chỉ còn lại rác rưởi ấy còn mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ đang “nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Nhìn chúng, Liên thấy “động lòng thương” nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng nó.
Phố huyện lúc đêm khuya :
– Khung cảnh thiên nhiên và con người : “ngập chìm trong đêm tối mênh mông”. Đường phố và các con ngõ chứa đầy bóng tối (ánh sáng chỉ hé ở “khe”cửa của một vài cửa hàng, ở “quầng sáng” quanh ngọn đèn chị Tí, nơi “chấm lửa” nhỏ ở bếp lửa của bác Siêu và từng “hột” sáng lọt qua phên nứa từ hàng của Liên.)
– Nhịp sống của những người dân lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày. Họ mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”.
– Tâm trạng của Liên : nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp ở Hà Nội ; buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ.
Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua :
Phố huyện sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi lại chìm vào bóng tối. Chị em Liên hân hoan hạnh phúc khi tàu đến, nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu qua. Con tàu mang theo
- Thạch Lam -
I. Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả: Thạch Lam (1910-1942)
a. Cuộc đời:
- Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn.
- Đặc điểm con người: Sống trầm tĩnh và điềm đạm, rất tinh tế. Đặc điểm ấy để lại dấu ấn rõ nét trong sáng tác của ông.
b. Quan điểm sáng tác:
- “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li, sự quên những thứ đen tối trước mặt mà trái lại văn chương là một thứ vũ khí thanh cao để vừa tố cáo vừa thay đổi thế giới giả dối và tàn ác và làm cho lòng người được trở nên trong sạch và phong phú hơn.” Vì thế tuy là một nhà văn lãng mạn nhưng sáng tác của ông có xu hướng nghiêng về hiện thực mà “Hai đứa trẻ” là một minh chứng cho điều đó.
c. Đặc điểm sáng tác.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn với một lối viết riêng: truyện của ông thường không có cốt truyện, li kì, đặc biệt. Các tình huống truyện, sự kiện chủ yếu mang chức năng bộc lộ trạng thái tâm trạng. (Các nhân vật thường ít nói năng, hành động. Vì thế truyện ngắn của ông được gọi là truyện ngắn tâm tình giàu sắc thái trữ tình và mang đậm chất thơ)
- Ông là nhà văn mở đường cho kiểu viết truyện ngắn không có cốt truyện li kì.
-Thế giới nhân vật trong truyện của ông thường là lớp trí thức nghèo khổ ở những làng quê nghèo, phố huyện nghèo khổ.
- Không khí chung trong nhiều truyện ngắn của ông thường có nét buồn, tiêu điều, xơ xác. Sự sống như tàn lụi, mòn mỏi.
( Các đặc điểm trên được thể hiện rõ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ, vị trí của tác phẩm:
- Là truyện ngắn được in trong tập “Nắng trong vườn” xuất bản năm 1938.
- Đây là tác phẩm được coi là tiêu biểu nhất trong phong cách viết truyện ngắn của Thạch Lam.
b. Nội dung:
Nội dung văn bản: Theo chuẩn kiến thức – kĩ năng : Phố huyện lúc chiều tàn; phố huyện lúc đêm khuya; phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua.
Phố huyện lúc chiều tàn :
– Đó là cảnh chiều tàn với âm thanh báo hiệu “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”; với nền trời phương tây “đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, “dãy tre làng trước mặt đen lại…”; văng vẳng âm thanh của “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Đó là “một chiều êm ả như ru”, không gian ấy khiến cho “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
– Đó còn là cảnh chợ tàn : buổi chợ ở một vùng quê nghèo “trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”. “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc” khiến chị em Liên “tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Trên nền đất chỉ còn lại rác rưởi ấy còn mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ đang “nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Nhìn chúng, Liên thấy “động lòng thương” nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng nó.
Phố huyện lúc đêm khuya :
– Khung cảnh thiên nhiên và con người : “ngập chìm trong đêm tối mênh mông”. Đường phố và các con ngõ chứa đầy bóng tối (ánh sáng chỉ hé ở “khe”cửa của một vài cửa hàng, ở “quầng sáng” quanh ngọn đèn chị Tí, nơi “chấm lửa” nhỏ ở bếp lửa của bác Siêu và từng “hột” sáng lọt qua phên nứa từ hàng của Liên.)
– Nhịp sống của những người dân lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày. Họ mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”.
– Tâm trạng của Liên : nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp ở Hà Nội ; buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ.
Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua :
Phố huyện sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi lại chìm vào bóng tối. Chị em Liên hân hoan hạnh phúc khi tàu đến, nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu qua. Con tàu mang theo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bac Mi
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)