Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Thái Thanh Hải | Ngày 26/04/2019 | 158

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

I/ SINH THÁI HỌC CÁ THỂ
1 Môi trường và các nhân tố sinh thái
a. Khái niệm: Là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
- Các loại môi trường chủ yếu:
+ Đất : Các lớp đất có SV đất sống + Trên cạn : Gồm mặt đất và lớp khí quyển gần mặt đất có đa số SV sống.
+ Nước: Gồm nước ngọt, mặn và lợ có SV thủy sinh
+ Sinh vật: Gồm TV, ĐV và người nơi sống của nhóm kí sinh, cộng sinh.
b. Nhân tố sinh thái.
- KN: Là những yếu tố trong môi trường có tác động và chi phối đời sống sinh vật. ( các chất khí, nhiệt độ.... ).
Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
VD: con người phá rừng, săn bắn quá mức, sản xuất công nghiệp quá mức ( nhiệt độ trái đất nóng dần lên ( hạn hán, lũ lụt
- Các loại nhân tố sinh thái:
+ Nhóm vô sinh: Nhân tố vật lí, hóa học xung quanh sinh vật.
+ Nhóm hữu sinh: Là các sinh vật khác sống xung quanh, có mối quan hệ sinh thái với sinh vật. Gồm sv cùng loài và sv khác loài
c. Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái.
c1. Các quy luật tác động:
- Tác động đồng thời và chi phối lẫn nhau.
- Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng lẫn nhau khi tác động lên cơ thể SV.
- Ảnh hưởng không đồng đều ở các loài, không đồng đều lên các chức phận sống của cơ thể
- Ảnh hưởng không đồng đều ở các giai đoạn hoặc các trạng thái sinh lí khác nhau của 1 cơ thể. (tùy loài, tùy giai đoạn phát triển, tùy trạng thái sinh lí của cơ thể mà tác động của các nhân tố sinh thái sẽ khác nhau)
- Tác động qua lại giữa Sv với tổ hợp các nhân tố sinh thái: SV↔MT ( tổ chức nào càng cao thì tác động của nó tới môi trường càng lớn) VD.....
c2. Giới hạn sinh thái
*. KN: Là khoảng giá trị xác định về 1 một nhân tố sinh thái, ở đó SV tồn tại được và phát triển ổn định theo thời gian. VD: Cá rô phi có giới hạn nhiệt từ 5,6oC - 42oC .
*. Đặc trưng về giới hạn:
- Có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min) và vùng thuận lợi, vùng chống chịu.
- Giới hạn của nhiều nhân tố bị thu hẹp khi ở giai đoạn non hoặc trạng thái sinh lí cơ thể thay đổi.(VD)
- Giới hạn sinh thái về nhiều nhân tố phản ánh khả năng phân bố của loài.
+ Những loài có GHST rộng với nhiều nhân tố sinh thái thì phân bố rộng.
+ Những loài có giới hạn sinh thái hẹp với nhiều nhân tố sinh thái thì phân bố hẹp.
+ Những loài có giới hạn sinh thái rộng với nhân tố sinh thái này nhưng hẹp với nhân tố sinh thái khác thì có vùng phân bố hạn chế.
d. Nơi ở và ổ sinh thái
d1. Nơi ở. - Là địa điểm cư trú của các loài.
- VD: Hồ ao – nơi cư trú của SV thủy sinh. Tán cây là nơi ở của 1 số loài chim.
- Khi số lượng loài quá đông trong 1 nơi ở sẽ có cạnh tranh giữa các loài.
d2. Ổ sinh thái.
- Là khoảng không gian sinh thái gồm tổ hợp các giới hạn sinh thái của mỗi loài. (ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển)
VD: Sự khác nhau về kích thước mỏ chim → mỗi loài có 1 loại thức ăn riêng →mỗi loài có 1 ổ sinh thái riêng trên cùng 1 tán cây.
- Trong cùng 1 sinh cảnh, ổ sinh thái của các loài có thể không trùng lặp hoặc trùng lặp nhau, sự trùng lặp ổ sinh thái thường dẫn tới cạnh tranh, phân li ổ sinh thái hoặc loại trừ nhau.
+ Nếu cùng 1 nơi ở nhưng có ổ sinh thái khác nhau thì ko cạnh tranh nhau.
+ Nếu có cùng ổ sinh thái thì sẽ cạnh tranh nhau.
VD1: Trên cùng 1 nơi ở là vách đá nhưng những con Hà to ở phía trên, còn những con Hà nhỏ ở phía dưới gần mặt biển (có ổ sinh thái khác nhau → không cạnh tranh nhau).
VD2: Các cây trong rừng có nhu cầu ánh sáng khác nhau →có ổ sinh thái khác nhau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Thanh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)