Đề cương ôn thi
Chia sẻ bởi Đinh Lê Hồng Tín |
Ngày 26/04/2019 |
175
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc sắc của người Việt cổ, mang những giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu của những con người thời xa xưa.
Cốt lõi lịch sử trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là quá trình dựng nước và mất nước thời An Dương Vương. Tất cả cốt lõi lịch sử đó đã được tái hiện bằng một trí tưởng tượng phong phú, một cốt truyện chặt chẽ với nhiều yếu tô` thần kì đế tạo nên vẻ đẹp đặc biệt của truyền thuyết này.
Phần đầu của truyền thuyết kể về chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước Âu Lạc, phần còn lại kể về bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy và việc nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà. Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện đã được kết cấu theo kiểu lồng ghép là sự đan xen giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. Chính bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu và bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước.
Xuất hiện trong tác phẩm, An Dương Vương là một vị vua trí dũng, nôi nghiệp vua Hùng rời đô về Việt Thường. Tại đây nhà vua sai quân ngày đêm đắp thành để bảo vệ, giữ gìn đất nước. Hành động này của An Dương Vương chứng tỏ ông là một vị vua sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng. Nhưng buồn thay, thành đất cứ đắp đến đâu lại lở đến đó. An Dương Vương phải lập đàn cầu khấn thần linh. Tấm lòng lo nghĩ cho đất nước của nhà vua đã làm cho bách thần cảm động. Vì vậy, Rùa Vàng – sứ thần Thanh Giang – đã hiển linh giúp An Dương Vương xây dựng Loa Thành. Chi tiết này cho thấy nhân dân đã đề cao tính đúng đắn trong công cuộc xây thành, đắp lũy bảo vệ đất nước của An Dương Vương, cho nên, không chỉ con người mà cả thần linh cũng giúp sức. Không dừng lại ở đó, trí dũng và tinh thần cảnh giác, chông giặc ngoại xâm của An Dương Vương còn được thể hiện trong câu hỏi về kế sách giữ nước của nhà vua với sứ thần Thanh Giang: “Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”. Tấm lòng lo cho vận nước của An Dương Vương đã được đền đáp xứng đáng. Rùa Vàng cho nhà vua chiếc vuốt của mình để làm lẫy nỏ. Chiếc nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ” do Cao Lỗ sáng chế đã khiến cho quân Triệu Đà thua lớn, phải xin cầu hòa. Chiếc nỏ ấy trở thành vật bảo quốc của An Dương Vương. Nhà vua đã biết nắm lấy sức mạnh của vũ khí để bảo vệ đất nước. Ông đã hoàn thành sứ mệnh của một vị vua hợp lòng dân, thuận ý trời.
Tuy nhiên, trong khi nguy cơ xâm lăng luôn rình rập thì nhà vua lại ỷ vào sức mạnh của nỏ thần nên chủ quan và mất cảnh giác. Ông gả con gái là công chúa Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy. Có lẽ vua nhân từ muốn mượn duyên tình con trẻ để hóa giải tham vọng xâm lăng, để thắt chặt tình hòa hữu. Nhưng cũng chính vì thế mà ông đã mất cảnh giác, mở cửa cho giặc vào nhà. Đó là căn nguyên sâu xa của việc mất nước. Đến khi bí mật nỏ thần bị lộ, Trọng Thủy xin về nước, Triệu Đà kéo quân sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương vẫn chưa tỉnh ngộ. Ông vẫn mê mải đánhcờ và đánh mất luôn cả sự mưu trí, tỉnh táo của người nắm giữ vận mệnh quốc gia để rồi tiếng cười chưa dứt, ông đã phải chứng kiến thảm cảnh mất nước. Lòng bao dung của nhân dân đã không đề An Dương Vương phải chết. Ông được Rùa Vàng đón xuống biển sâu vì hành động thức tỉnh dù muộn màng nhưng kiên quyết đứng về phía quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Nhưng nỗi đau của ông thì vẫn còn đó – nỗi đau của một người đã đánh mất giang sơn mà mình dày công giữ gìn, dựng xây; nỗi đau của một người cha phải thẳng tay chém chết cô con gái mà mình rất mực yêu thương, tin tưởng. Sự chủ quan đã cuốn An Dương Vương vào bi kịch mất nước và chính nhà vua đã vô tình đẩy Mị Châu lún sâu vào bi kịch tình yêu, để rồi nàng phải chết trong mối oan tình tức tưởi.
Không chỉ phản ánh bi kịch mất nước của Thục Phán An Dương Vương, Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy cũng là một câu chuyện tình yêu oan trái và đẫm lệ. Bi kịch ấy được khởi nguồn từ khi Trọng Thủy nghe lời vua cha vờ yêu thương Mị Châu để dò la bí mật nỏ thần. Nhưng Mị Châu vì quá yêu thương và tin tưởng Trọng Thủy nên đã mắc sai lầm. Nàng giấu vua cha, tự ý đưa Trọng Thủy vào nơi đặt nỏ thần để Trọng Thủy biết
Cốt lõi lịch sử trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là quá trình dựng nước và mất nước thời An Dương Vương. Tất cả cốt lõi lịch sử đó đã được tái hiện bằng một trí tưởng tượng phong phú, một cốt truyện chặt chẽ với nhiều yếu tô` thần kì đế tạo nên vẻ đẹp đặc biệt của truyền thuyết này.
Phần đầu của truyền thuyết kể về chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước Âu Lạc, phần còn lại kể về bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy và việc nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà. Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện đã được kết cấu theo kiểu lồng ghép là sự đan xen giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. Chính bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu và bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước.
Xuất hiện trong tác phẩm, An Dương Vương là một vị vua trí dũng, nôi nghiệp vua Hùng rời đô về Việt Thường. Tại đây nhà vua sai quân ngày đêm đắp thành để bảo vệ, giữ gìn đất nước. Hành động này của An Dương Vương chứng tỏ ông là một vị vua sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng. Nhưng buồn thay, thành đất cứ đắp đến đâu lại lở đến đó. An Dương Vương phải lập đàn cầu khấn thần linh. Tấm lòng lo nghĩ cho đất nước của nhà vua đã làm cho bách thần cảm động. Vì vậy, Rùa Vàng – sứ thần Thanh Giang – đã hiển linh giúp An Dương Vương xây dựng Loa Thành. Chi tiết này cho thấy nhân dân đã đề cao tính đúng đắn trong công cuộc xây thành, đắp lũy bảo vệ đất nước của An Dương Vương, cho nên, không chỉ con người mà cả thần linh cũng giúp sức. Không dừng lại ở đó, trí dũng và tinh thần cảnh giác, chông giặc ngoại xâm của An Dương Vương còn được thể hiện trong câu hỏi về kế sách giữ nước của nhà vua với sứ thần Thanh Giang: “Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”. Tấm lòng lo cho vận nước của An Dương Vương đã được đền đáp xứng đáng. Rùa Vàng cho nhà vua chiếc vuốt của mình để làm lẫy nỏ. Chiếc nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ” do Cao Lỗ sáng chế đã khiến cho quân Triệu Đà thua lớn, phải xin cầu hòa. Chiếc nỏ ấy trở thành vật bảo quốc của An Dương Vương. Nhà vua đã biết nắm lấy sức mạnh của vũ khí để bảo vệ đất nước. Ông đã hoàn thành sứ mệnh của một vị vua hợp lòng dân, thuận ý trời.
Tuy nhiên, trong khi nguy cơ xâm lăng luôn rình rập thì nhà vua lại ỷ vào sức mạnh của nỏ thần nên chủ quan và mất cảnh giác. Ông gả con gái là công chúa Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy. Có lẽ vua nhân từ muốn mượn duyên tình con trẻ để hóa giải tham vọng xâm lăng, để thắt chặt tình hòa hữu. Nhưng cũng chính vì thế mà ông đã mất cảnh giác, mở cửa cho giặc vào nhà. Đó là căn nguyên sâu xa của việc mất nước. Đến khi bí mật nỏ thần bị lộ, Trọng Thủy xin về nước, Triệu Đà kéo quân sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương vẫn chưa tỉnh ngộ. Ông vẫn mê mải đánhcờ và đánh mất luôn cả sự mưu trí, tỉnh táo của người nắm giữ vận mệnh quốc gia để rồi tiếng cười chưa dứt, ông đã phải chứng kiến thảm cảnh mất nước. Lòng bao dung của nhân dân đã không đề An Dương Vương phải chết. Ông được Rùa Vàng đón xuống biển sâu vì hành động thức tỉnh dù muộn màng nhưng kiên quyết đứng về phía quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Nhưng nỗi đau của ông thì vẫn còn đó – nỗi đau của một người đã đánh mất giang sơn mà mình dày công giữ gìn, dựng xây; nỗi đau của một người cha phải thẳng tay chém chết cô con gái mà mình rất mực yêu thương, tin tưởng. Sự chủ quan đã cuốn An Dương Vương vào bi kịch mất nước và chính nhà vua đã vô tình đẩy Mị Châu lún sâu vào bi kịch tình yêu, để rồi nàng phải chết trong mối oan tình tức tưởi.
Không chỉ phản ánh bi kịch mất nước của Thục Phán An Dương Vương, Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy cũng là một câu chuyện tình yêu oan trái và đẫm lệ. Bi kịch ấy được khởi nguồn từ khi Trọng Thủy nghe lời vua cha vờ yêu thương Mị Châu để dò la bí mật nỏ thần. Nhưng Mị Châu vì quá yêu thương và tin tưởng Trọng Thủy nên đã mắc sai lầm. Nàng giấu vua cha, tự ý đưa Trọng Thủy vào nơi đặt nỏ thần để Trọng Thủy biết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Lê Hồng Tín
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)