Đề cương ôn thi
Chia sẻ bởi Trần Thị Thùy |
Ngày 26/04/2019 |
375
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
MỤC LỤC
Chương I. Động học chất điểm Trang 2
Chương II. Động lực học chất điểm Trang 18
Chương III. Cân bằng và chuyển động của vật rắn Trang 43
Chương IV. Các định luật bảo toàn Trang 63
Chương V. Chất khí Trang 80
Chương VI. Cơ sở của nhiệt động lực học Trang 95
Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Trang 102
Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
A. VÍ DỤ
Một ô tô xuất phát tại Hà Nội lúc 6 giờ. Ô tô đến Nam Định lúc 7 giờ 20 phút và đến Thanh Hóa lúc 10 giờ 40 phút. Chọn mốc thời gian lúc xuất phát. Xác định thời điểm ô tô đến Nam Định, Thanh Hóa.
(Đáp số: Thời điểm ô tô đến Nam Định: 1 giờ 20 phút; Thời điểm ô tô đến Thanh Hóa: 4 giờ 40 phút)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1.1. Định nghĩa nào sau đây là đúng?
A. Sự dời chỗ của vật.
B. Sự di chuyển của vật.
C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác theo thời gian.
D. Sự thay đổi khoảng cách của vật.
1.2. Trường hợp nào sau đây có thể coi chuyển động là chất điểm?
A. Trái đất quay quanh Mặt trời.
B. Trái đất quay quanh trục của nó.
C. Hai hòn bi lúc chạm với nhau.
D. Ô tô chuyển động trên chiếc cầu bắc qua con mương nhỏ.
1.3. Chọn phát biểu đúng. Hệ quy chiếu gồm:
A. vật .làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc và một thước đo.
B. vật làm mốc và một đồng hồ.
C. hệ tọa độ, đồng hồ và mốc tính thời gian.
D. vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, một đồng hồ và mốc tính thời gian.
1.4. Tàu thống nhất Bắc – Nam xuất phát từ ga Hà Nội lúc 19 giờ 00 phút, tới ga Đồng Hới lúc 6 giờ 44 phút của ngày hôm sau. Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến ga Đồng Hới là
A. 23 giờ 44 phút.
B. 23 giờ 16 phút.
C. 12 giờ 44 phút.
D. 11 giờ 44 phút.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
1.5. Căn cứ vào Bảng giờ tàu chạy của Tàu thống nhất Bắc – Nam:
Nam Định
Thanh Hóa
Vinh
Huế
Đà Nẵng
Nha Trang
20 giờ
50 phút
22 giờ
31 phút
0 giờ
35 phút
8 giờ
05 phút
10 giờ
54 phút
20 giờ
20 phút
Chọn gốc thời gian lúc tàu xuất phát từ Nam Định.
a) Tàu đến Thanh Hóa vào thời điểm nào? (ĐS: 1 giờ 41 phút)
b) Tàu đến Nha Trang vào thời điểm nào? (ĐS: 23 giờ 30 phút)
c) Tàu chạy từ Thanh Hóa đến Nha Trang mất bao lâu?
(ĐS: 21 giờ 49 phút)
Bài 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
A. VÍ DỤ
Phương trình chuyển động của một chất điểm chuyển động thẳng đều có dạng: x = 2 + 3t (x tính bằng m, t tính bằng s)
a) Xác định vị trí chất điểm tại thời điểm ban đầu. (ĐS: x = 2 m)
b) Tính quãng đường mà chât điểm đi được sau thời gian t = 5s.
(ĐS: s = 15 m)
c) Vẽ đồ thị tọa độ thời gian của chuyển động trên.
(HD: Đồ thị là đường thẳng qua A (0, 2); B (1, 5).
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
2.1. Một ô tô chạy trên đường thẳng, lần lượt đi qua ba điểm A, B, C cách đều nhau, AB = BC = 12 km. Xe đi đoạn AB hết 20 phút, đoạn BC hết 30 phút. Tính tốc độ trung bình trên các đoạn đường AB, BC và AC.
(ĐS: 36 km/h; 24 km/h; 28,8 km/h)
2.2. Lúc 7h sáng, một ô tô đi từ A về B với tốc độ không đổi 54 km/h.
a) Viết phương trình chuyển động của xe ô tô, lấy A làm gốc tọa độ, thời điểm xe bắt đầu xuất phát làm mốc thời gian, chiều dương là chiều chuyển động. (ĐS: x = 54t)
b) Lúc 10 h ô tô ở vị trí nào? (ĐS: x = 162 km)
c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của xe ô tô.
(HD: đồ thị là đường thẳng qua O (0, 0); B (1, 54))
2.3. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có
A. tốc độ không thay đổi
B. quỹ đạo và tốc độ không đổi
C. quỹ đạo là đường thẳng, quãng đường đi được không đổi.
D. quỹ đạo là đường thẳng và tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
2.4. Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ điểm A đến điểm B với tốc độ 3 m/s. Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm A, chiều dương là chiều chuyển động và gốc thời gian là lúc chất điểm đi từ A thì phương trình chuyển động của chất điểm là
A. x = x0 + 35.
B. x = x0 -3t.
C. x = -3t.
D. x = 35.
2.5. Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều, đi được quãng đường 10,8 km hết 0,5 h tốc độ của xe đạp là
A. 60 m/s.
B. 6 m/s.
C. 5,4 m/s.
D. 21,6 m/s.
2.6. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là
A. đường thẳng song song với trục Ot.
B. đường xiên góc với trục Ot.
C. đường song song với trục Ov.
D. đường xiên góc với trục Ov.
2.7. Phương trình chuyển động của một chuyển động thẳng đều có dạng: x = 20 – 4t (x đo bằng m, t đo bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tốc độ của vật là 4 m/s, chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
B. Tốc độ của vật là 4 m/s, chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ.
C. Tốc độ của vật là 20 m/s, chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
D. Tốc độ của vật là 20 m/s, chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
2.8. Một ô tô chạy trên đường thẳng, nửa đầu quãng đường ô tô chạy với tốc độ không đổi 30km/h, nửa sau của quãng đường ô tô chạy với tốc độ không đổi 50km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường.
(ĐS: 37,5 km/h)
2.9. Hai ô tô xuất phát cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 30 km, chuyển động ngược chiều nhau, có tốc độ lần lượt là 60 km/h và 40 km/h.
a) Viết phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ. Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian là lúc hai xe xuất phát. (ĐS: x1 = 60t; x2 = 30 – 40t)
b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. (ĐS: 18 km; t = 0,3 h)
c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ.
Bài 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
A. VÍ DỤ
Một đoàn tàu chuyển động với tốc độ 54 km/h thì hãm phanh, sau 1 phút thì dừng hẳn.
a) Tính gia tốc của đoàn tàu. (ĐS: - 0,25 m/s2)
b) Tính vận tốc của đoàn tàu sau 30 giây. (ĐS: 7,5 m/s)
c) Tính quãng đường mà đoàn tàu đi được kể từ lúc hãm phanh cho đến khi dừng hẳn. (ĐS: 450m)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
3.1. Một đoàn tàu bắt đầu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 20 s tàu đạt tốc độ 36 km/h. Hỏi sau bao lâu thì tàu đạt được tốc độ 54 km/h?
3.2. Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều. (t = 30 s)
a) Tính gia tốc của xe biết rằng sau khi đi được quãng đường là 1km thì ô tô đạt tốc độ 54 km/h. (ĐS: a = 0,0625 m/s2)
b) Viết phương trình chuyển động của xe. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ trùng với vị trí xe bắt đầu tăng tốc, gốc thời gian lúc bắt đầu tăng tốc. (ĐS: 10 + 10t + 0,0313t2)
3.3. Một ô tô lên dốc, chuyển động chậm dần đều với tốc độ ban đầu 36km/h. Sau thời gian 20 s, tốc độ giảm xuống còn 18 km/h. Tìm gia tốc của xe ô tô. (ĐS: - 0,25 m/s2)
3.4. Một xe máy xuất phát từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc ban đầu. Sau khi đi được 40 s thì vận tốc của xe là 36 km/h.
a) Xác định gia tốc của xe máy. (ĐS: 0,25 m/s2)
b) Tìm quãng đường mà xe máy đi được trong 40s. (ĐS: 200 m)
c) Viết phương trình chuyển động của xe máy. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ trùng với vị trí xe máy lúc xuất phát, gốc thời gian là lúc xuất phát. (ĐS: 0,125 t2)
3.5. Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động trong đó là chuyển động trong đó
A. gia tốc luôn luôn dương.
B. vận tốc có độ lớn tăng dần theo thời gian.
C. vecto gia tốc không đổi cả về hướng và độ lớn, luôn cùng hướng với vecto vận tốc.
D. quãng đường đi được tăng dần.
3.6. Phương trình nào sau đây là phương trình chuyển động nhanh dần đều?
A. x = 2t2 – 5t.
B. x =20 – 5t + 2t2.
C. x = 5t – 2t2.
D. x = -5t – 2t2.
3.7. Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox, có phương trình chuyển động: x = 3t + 4t2 (x đo bằng m, t đo bằng s). Gia tốc, tọa độ và vận tốc của chất điểm t = 3s là
A. a = 2 m/s2; x = 45 m; v = 9 m/s.
B. a = 4 m/s2; x = 45 m; v = 15 m/s.
C. a = 8 m/s2; x = 45 m; v = 27 m/s
D. a = 8 m/s2; x = 45 m; v = 24 m/s.
3.8. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 20 – 4t + t2 (x đo bằng m, t đo bằng s). Biểu thức vận tốc tức thời của chất điểm theo thời gian là
A. v = 4 + 2t (m/s).
B. v = -4 + 2t (m/s).
C. v = 20 + 4t (m/s).
D. v = 4 + t (m/s).
3.9. Một vật chuyển động có vận tốc được biểu diễn bằng phương trình: v = 2t + 4 (m/s). Quãng đường mà vật đi được trong 20 s đầu tiên là
A. 80 m.
B. 480 m.
C. 120 m.
D. 584 m.
3.10. Chọn phát biểu sai. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
A. vận tốc v là hàm bậc nhất theo thời gian.
B. tọa độ x là hàm bậc hai theo thời gian.
C. độ lớn gia tốc a không đổi.
D. tích a.v không đổi.
3.11. Chọn phát biểu đúng.
A. chuyển động thẳng chậm dần đều có a < 0.
B. chuyển động nhanh dần đều có a > 0.
C. chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0.
D. chuyển động chậm dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN.
3.12. Cùng một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 50 m, có hai vật đang chuyển động ngược chiều để gặp nhau. Vật thứ nhất xuất phát từ A chuyển động với vận tốc 5 m/s. Vật thứ hai xuất phát từ B, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Chọn trục Ox trùng với đường thẳng AB, gốc tọa độ O trùng với A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc xuất phát.
a) Viết phương trình chuyển động của mỗi vật.
(ĐS: xA = x0 + vt = 5t (m); )
b) Xác định thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau. (ĐS: 5 s)
c) Xác định thời điểm mà tại đó hai vật có cùng tốc độ. (ĐS: 2,5 s)
Bài 4. SỰ RƠI TỰ DO
A. VÍ DỤ
Một vật nặng rơi từ độ cao 27 m xuống đất. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính thời gian rơi. (ĐS: 2,32 s)
b) Xác định vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất. (ĐS: 23,2 m/s)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
4.1. Một hòn đá rơi từ miệng giếng đến đáy giếng mất 3 s. Tính độ sâu của giếng. Lấy g = 10 m/s2. (ĐS: 45 m)
4.2. Một vật nặng rơi từ độ cao20m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2.
a) Sau bao lâu vật đến mặt đất? (ĐS: 2 s)
b) Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là bao nhiêu? (ĐS: 20 m/s)
4.3. Một vật rơi tự do, trong giây cuối cùng rơi được 15m. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính thời gian vật rơi chạm đất. (ĐS: 2 s)
b) Độ cao nơi vật rơi. (ĐS: 20 m)
4.4. Chuyển đồng nào sau đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
B. Người p
Chương I. Động học chất điểm Trang 2
Chương II. Động lực học chất điểm Trang 18
Chương III. Cân bằng và chuyển động của vật rắn Trang 43
Chương IV. Các định luật bảo toàn Trang 63
Chương V. Chất khí Trang 80
Chương VI. Cơ sở của nhiệt động lực học Trang 95
Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Trang 102
Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
A. VÍ DỤ
Một ô tô xuất phát tại Hà Nội lúc 6 giờ. Ô tô đến Nam Định lúc 7 giờ 20 phút và đến Thanh Hóa lúc 10 giờ 40 phút. Chọn mốc thời gian lúc xuất phát. Xác định thời điểm ô tô đến Nam Định, Thanh Hóa.
(Đáp số: Thời điểm ô tô đến Nam Định: 1 giờ 20 phút; Thời điểm ô tô đến Thanh Hóa: 4 giờ 40 phút)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1.1. Định nghĩa nào sau đây là đúng?
A. Sự dời chỗ của vật.
B. Sự di chuyển của vật.
C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác theo thời gian.
D. Sự thay đổi khoảng cách của vật.
1.2. Trường hợp nào sau đây có thể coi chuyển động là chất điểm?
A. Trái đất quay quanh Mặt trời.
B. Trái đất quay quanh trục của nó.
C. Hai hòn bi lúc chạm với nhau.
D. Ô tô chuyển động trên chiếc cầu bắc qua con mương nhỏ.
1.3. Chọn phát biểu đúng. Hệ quy chiếu gồm:
A. vật .làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc và một thước đo.
B. vật làm mốc và một đồng hồ.
C. hệ tọa độ, đồng hồ và mốc tính thời gian.
D. vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, một đồng hồ và mốc tính thời gian.
1.4. Tàu thống nhất Bắc – Nam xuất phát từ ga Hà Nội lúc 19 giờ 00 phút, tới ga Đồng Hới lúc 6 giờ 44 phút của ngày hôm sau. Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến ga Đồng Hới là
A. 23 giờ 44 phút.
B. 23 giờ 16 phút.
C. 12 giờ 44 phút.
D. 11 giờ 44 phút.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
1.5. Căn cứ vào Bảng giờ tàu chạy của Tàu thống nhất Bắc – Nam:
Nam Định
Thanh Hóa
Vinh
Huế
Đà Nẵng
Nha Trang
20 giờ
50 phút
22 giờ
31 phút
0 giờ
35 phút
8 giờ
05 phút
10 giờ
54 phút
20 giờ
20 phút
Chọn gốc thời gian lúc tàu xuất phát từ Nam Định.
a) Tàu đến Thanh Hóa vào thời điểm nào? (ĐS: 1 giờ 41 phút)
b) Tàu đến Nha Trang vào thời điểm nào? (ĐS: 23 giờ 30 phút)
c) Tàu chạy từ Thanh Hóa đến Nha Trang mất bao lâu?
(ĐS: 21 giờ 49 phút)
Bài 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
A. VÍ DỤ
Phương trình chuyển động của một chất điểm chuyển động thẳng đều có dạng: x = 2 + 3t (x tính bằng m, t tính bằng s)
a) Xác định vị trí chất điểm tại thời điểm ban đầu. (ĐS: x = 2 m)
b) Tính quãng đường mà chât điểm đi được sau thời gian t = 5s.
(ĐS: s = 15 m)
c) Vẽ đồ thị tọa độ thời gian của chuyển động trên.
(HD: Đồ thị là đường thẳng qua A (0, 2); B (1, 5).
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
2.1. Một ô tô chạy trên đường thẳng, lần lượt đi qua ba điểm A, B, C cách đều nhau, AB = BC = 12 km. Xe đi đoạn AB hết 20 phút, đoạn BC hết 30 phút. Tính tốc độ trung bình trên các đoạn đường AB, BC và AC.
(ĐS: 36 km/h; 24 km/h; 28,8 km/h)
2.2. Lúc 7h sáng, một ô tô đi từ A về B với tốc độ không đổi 54 km/h.
a) Viết phương trình chuyển động của xe ô tô, lấy A làm gốc tọa độ, thời điểm xe bắt đầu xuất phát làm mốc thời gian, chiều dương là chiều chuyển động. (ĐS: x = 54t)
b) Lúc 10 h ô tô ở vị trí nào? (ĐS: x = 162 km)
c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của xe ô tô.
(HD: đồ thị là đường thẳng qua O (0, 0); B (1, 54))
2.3. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có
A. tốc độ không thay đổi
B. quỹ đạo và tốc độ không đổi
C. quỹ đạo là đường thẳng, quãng đường đi được không đổi.
D. quỹ đạo là đường thẳng và tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
2.4. Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ điểm A đến điểm B với tốc độ 3 m/s. Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm A, chiều dương là chiều chuyển động và gốc thời gian là lúc chất điểm đi từ A thì phương trình chuyển động của chất điểm là
A. x = x0 + 35.
B. x = x0 -3t.
C. x = -3t.
D. x = 35.
2.5. Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều, đi được quãng đường 10,8 km hết 0,5 h tốc độ của xe đạp là
A. 60 m/s.
B. 6 m/s.
C. 5,4 m/s.
D. 21,6 m/s.
2.6. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là
A. đường thẳng song song với trục Ot.
B. đường xiên góc với trục Ot.
C. đường song song với trục Ov.
D. đường xiên góc với trục Ov.
2.7. Phương trình chuyển động của một chuyển động thẳng đều có dạng: x = 20 – 4t (x đo bằng m, t đo bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tốc độ của vật là 4 m/s, chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
B. Tốc độ của vật là 4 m/s, chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ.
C. Tốc độ của vật là 20 m/s, chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
D. Tốc độ của vật là 20 m/s, chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
2.8. Một ô tô chạy trên đường thẳng, nửa đầu quãng đường ô tô chạy với tốc độ không đổi 30km/h, nửa sau của quãng đường ô tô chạy với tốc độ không đổi 50km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường.
(ĐS: 37,5 km/h)
2.9. Hai ô tô xuất phát cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 30 km, chuyển động ngược chiều nhau, có tốc độ lần lượt là 60 km/h và 40 km/h.
a) Viết phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ. Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian là lúc hai xe xuất phát. (ĐS: x1 = 60t; x2 = 30 – 40t)
b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. (ĐS: 18 km; t = 0,3 h)
c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ.
Bài 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
A. VÍ DỤ
Một đoàn tàu chuyển động với tốc độ 54 km/h thì hãm phanh, sau 1 phút thì dừng hẳn.
a) Tính gia tốc của đoàn tàu. (ĐS: - 0,25 m/s2)
b) Tính vận tốc của đoàn tàu sau 30 giây. (ĐS: 7,5 m/s)
c) Tính quãng đường mà đoàn tàu đi được kể từ lúc hãm phanh cho đến khi dừng hẳn. (ĐS: 450m)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
3.1. Một đoàn tàu bắt đầu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 20 s tàu đạt tốc độ 36 km/h. Hỏi sau bao lâu thì tàu đạt được tốc độ 54 km/h?
3.2. Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều. (t = 30 s)
a) Tính gia tốc của xe biết rằng sau khi đi được quãng đường là 1km thì ô tô đạt tốc độ 54 km/h. (ĐS: a = 0,0625 m/s2)
b) Viết phương trình chuyển động của xe. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ trùng với vị trí xe bắt đầu tăng tốc, gốc thời gian lúc bắt đầu tăng tốc. (ĐS: 10 + 10t + 0,0313t2)
3.3. Một ô tô lên dốc, chuyển động chậm dần đều với tốc độ ban đầu 36km/h. Sau thời gian 20 s, tốc độ giảm xuống còn 18 km/h. Tìm gia tốc của xe ô tô. (ĐS: - 0,25 m/s2)
3.4. Một xe máy xuất phát từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc ban đầu. Sau khi đi được 40 s thì vận tốc của xe là 36 km/h.
a) Xác định gia tốc của xe máy. (ĐS: 0,25 m/s2)
b) Tìm quãng đường mà xe máy đi được trong 40s. (ĐS: 200 m)
c) Viết phương trình chuyển động của xe máy. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ trùng với vị trí xe máy lúc xuất phát, gốc thời gian là lúc xuất phát. (ĐS: 0,125 t2)
3.5. Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động trong đó là chuyển động trong đó
A. gia tốc luôn luôn dương.
B. vận tốc có độ lớn tăng dần theo thời gian.
C. vecto gia tốc không đổi cả về hướng và độ lớn, luôn cùng hướng với vecto vận tốc.
D. quãng đường đi được tăng dần.
3.6. Phương trình nào sau đây là phương trình chuyển động nhanh dần đều?
A. x = 2t2 – 5t.
B. x =20 – 5t + 2t2.
C. x = 5t – 2t2.
D. x = -5t – 2t2.
3.7. Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox, có phương trình chuyển động: x = 3t + 4t2 (x đo bằng m, t đo bằng s). Gia tốc, tọa độ và vận tốc của chất điểm t = 3s là
A. a = 2 m/s2; x = 45 m; v = 9 m/s.
B. a = 4 m/s2; x = 45 m; v = 15 m/s.
C. a = 8 m/s2; x = 45 m; v = 27 m/s
D. a = 8 m/s2; x = 45 m; v = 24 m/s.
3.8. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 20 – 4t + t2 (x đo bằng m, t đo bằng s). Biểu thức vận tốc tức thời của chất điểm theo thời gian là
A. v = 4 + 2t (m/s).
B. v = -4 + 2t (m/s).
C. v = 20 + 4t (m/s).
D. v = 4 + t (m/s).
3.9. Một vật chuyển động có vận tốc được biểu diễn bằng phương trình: v = 2t + 4 (m/s). Quãng đường mà vật đi được trong 20 s đầu tiên là
A. 80 m.
B. 480 m.
C. 120 m.
D. 584 m.
3.10. Chọn phát biểu sai. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
A. vận tốc v là hàm bậc nhất theo thời gian.
B. tọa độ x là hàm bậc hai theo thời gian.
C. độ lớn gia tốc a không đổi.
D. tích a.v không đổi.
3.11. Chọn phát biểu đúng.
A. chuyển động thẳng chậm dần đều có a < 0.
B. chuyển động nhanh dần đều có a > 0.
C. chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0.
D. chuyển động chậm dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN.
3.12. Cùng một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 50 m, có hai vật đang chuyển động ngược chiều để gặp nhau. Vật thứ nhất xuất phát từ A chuyển động với vận tốc 5 m/s. Vật thứ hai xuất phát từ B, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Chọn trục Ox trùng với đường thẳng AB, gốc tọa độ O trùng với A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc xuất phát.
a) Viết phương trình chuyển động của mỗi vật.
(ĐS: xA = x0 + vt = 5t (m); )
b) Xác định thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau. (ĐS: 5 s)
c) Xác định thời điểm mà tại đó hai vật có cùng tốc độ. (ĐS: 2,5 s)
Bài 4. SỰ RƠI TỰ DO
A. VÍ DỤ
Một vật nặng rơi từ độ cao 27 m xuống đất. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính thời gian rơi. (ĐS: 2,32 s)
b) Xác định vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất. (ĐS: 23,2 m/s)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
4.1. Một hòn đá rơi từ miệng giếng đến đáy giếng mất 3 s. Tính độ sâu của giếng. Lấy g = 10 m/s2. (ĐS: 45 m)
4.2. Một vật nặng rơi từ độ cao20m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2.
a) Sau bao lâu vật đến mặt đất? (ĐS: 2 s)
b) Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là bao nhiêu? (ĐS: 20 m/s)
4.3. Một vật rơi tự do, trong giây cuối cùng rơi được 15m. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính thời gian vật rơi chạm đất. (ĐS: 2 s)
b) Độ cao nơi vật rơi. (ĐS: 20 m)
4.4. Chuyển đồng nào sau đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
B. Người p
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Thùy
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)