Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hiếu | Ngày 26/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

CÂU HỎI ÔN TẬP LỚP 5
MÔN KHOA HỌC, HỌC KỲ 2
-------------------------------

Câu 1: Chất rắn có đặc điểm gì ?
Trả lời: Có hình dạng nhất định.
Câu 2: Chim và thú đều có bản năng gì trong quá trình nuôi con ?
Trả lời: Nuôi con cho đến khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
Câu 3: Theo em, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch ?
Trả lời: Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, đau mắt, ...
Câu 5: Vì sao phải sử dụng tài nguyên một cách có kế hoạch và tiết kiệm ?

Câu 6: Em hãy kể các việc làm gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ?
Trả lời: Về chủ quan : Nhận thức người dân về môi trường chưa đầy đủ ( phá rừng, săn bắn động vật quý hiếm, lén lút khai thác khoán sản làm sạt lở đồi núi, Thải nước trong hoạt động sản xuất công nghiệp ra các dòng sông làm ô nhiễm Tài nguyên nước...).
 Nguyên nhân do chiến tranh để lại hậu quả nghèo đói lâu dài, dân trí thấp khiến người dân cần kiếm sống, bất chấp sự cấm đoán của pháp luật. Về phía Nhà Nước trong một giai đoạn khá lâu chưa xây dựng pháp luật kịp thời, đồng bộ về việc bảo vệ tài nguyên; Trong kế hoạch khai thác Tài nguyên. Nhà Nước có lúc đã cố khai thác và bán các tài nguyên dưới dạng thô để lấy tiền bù đắp cho ngân sách quốc gia, đôi khi việc khai thác chỉ làm theo kế hoạch về số lượng không chú ý tới sự tái tạo. Một bộ phận công chức cán bộ quản lý tài nguyên không tôn trọng pháp luật, tiếp tay bao che cho kẻ
Về khách quan : Sự biến đổi khí hậu chung của trái đất khiến thời tiết biến đổi không dự đoán và đối phó kịp nên nắng thì hạn hán, mưa thì gây lũ lụt. Từ đó nước biển gây mặn cho đất mất diện tích lúa, lũ và sạt lở núi, các dòng sông khiến đất canh tác càng khó thêm.
Câu 7: Em hãy nêu hai tính chất khác nhau giữa thép và cao su. Nêu hai ví dụ về việc sử dụng thép(hoặc cao su) trong thực tế mà ứng dụng các tính chất đó ?
Trả lời:
- Thép dẫn điện , cao su không dẫn điện
- Thép là kim loại con cao su không phải là kim loại.
Câu 8: Khi những cây trong rừng bị phá, điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở đó ? Em và người thân phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Trả lời:
Câu 9:Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?
Trả lời:
Ta phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vì:
-Chúng cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển về mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại.
- Chúng tạo nên cơ sở vật chất đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Câu 10: Chất lỏng có đặc điểm gì?
Trả lời: Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được .
Câu 11: Để sản xuất ra muối từ nước biển người ta sử dụng phương pháp nào?
Trả lời: Phơi nắng.
Câu 12: Nguồn năng lượng chủ yếu trên trái đất là gì ?
Trả lời: Mặt trời.
Câu 13: Để tránh lãng phí khi sử dụng điện chúng ta cần phải làm gì ?
Trả lời:
Ta cần sử dụng điện hợp lý, tránh lãng phí. Để tránh lãng phí điện ta cần chú ý:
- Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhờ tắt điện. Quạt, ti vi,…
- Tiết kiệm điện khi nấu, sưởi, ủi quần áo,… vì chúng cần nhiều năng lượng điện.

Câu 14: Việc phá rừng bừa bãi dẫn đến những hậu quả gì ?
Trả lời: Hậu quả của việc phá rừng là lớp đất màu mỡ bị rửa tôi, khí hậu thay đổi, thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra, đất bị xói mòn trở nên bạc màu, động vật quý hiểm giảm dần, một số loại đã tuyệt chủng và có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Câu 15: Nguyên nhân nào làm cho môi trường đất trồng bị ô nhiễm ?
Trả lời:
-Dân số tăng, nhu cầu chổ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy người ta tìm cách tăng năng suất cây trồng. Trong đó, biện pháp bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… những việc này làm cho môi trường đất và nước bị ô nhiễm.
- Dân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)