Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Đỗ Đức Huấn | Ngày 26/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH 6 HK II
1) Phân biệt hoa giao phấn và hoa tự thụ phấn?
1.Hoa tự thụ phấn:
- Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
- Thường xảy ra hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng 1 lúc.
Ví dụ: Chanh, cam.
2.Hoa giao phấn:
- Là hiện tượng hạt phấn của hoa này rơi trên đầu nhụy của hoa kia của cùng 1 loài.
- Thường xảy ra hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị – nhụy không chín cùng 1 lúc.
Ví dụ: Ngô, mướp.

2) Trình bày quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả?
Quá trình thụ tinh gồm 2 hiện tượng:
* Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
+ Hạt phấn hút chất nhầy trương lên ( nảy mầm thành ống phấn.
+ Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu ống phấn.
+ Ống phần xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu tiếp xúc với noãn.
* Hiện tượng thụ tinh
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh được gọi là sinh sản hữu tính.
* Kết hạt:
+ Hợp tử ( phôi
+ Noãn ( hạt chứa phôi
* Tạo quả:
+ Bầu nhụy( quả chứa hạt.
+ Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (1 số ít loài cây ở quả còn dấu tích của 1 số bộ phận của hoa).
3) Trình bày đặc điểm của các loại quả?
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia các quả thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.
* Quả khô: - Vỏ quả khi chin: khô, cứng, mỏng.
- Chia thành 2 nhóm:
+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra. VD: quả cải, quả đậy Hà Lan……
+ Qủa khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả không tự tách ra. VD: quả thìa là, quả chò….
* Quả thịt : - Vỏ quả khi chin: mềm, dày, chứa đầy thịt quả.
- Chia thành 2 nhóm :
+ Qủa mọng: phần thịt quả dày mọng nước. VD: quả cam, cà chua….
+ Qủa hạch: có hạch cứng chứa hạt ở bên trong. VD: quả xoài, quả nhãn….
4) Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm, cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm? Cho ví dụ?
Hạt 1 lá mầm: phôi có 1 lá mầm, chất dinh dưỡng dự trữ ở phôi nhũ.
Hạt 2 lá mầm: phôi có 2 lá mầm, chất dinh dưỡng ở lá mầm.
Cây 1 lá mầm là cây mà phôi của hạt có 1 lá mầm. Ví dụ: cây hẹ, cây ngô…
Cây 2 lá mầm là cây mà phôi của hạt có 2 lá mầm. Ví dụ: cây chanh, cây mít …
5) Nêu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm? Khi gieo trồng muốn cho hạt nảy mầm tốt cần thực hiện những thao tác nào?
Điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
- Điều kiện bên trong: hạt giống tốt, hạt không bị mọt, không bị nứt sẹo hay nấm mốc.
- Điều kiện bên ngoài: đất, nước, không khí, nhiệt độ, môi trường thích hợp.
Muốn hạt nảy mầm tốt ta cần:
Làm đất tơi xốp.
Chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét và gieo hạt đúng thời vụ.
6) Sau khi gieo hạt, gặp trời mưa to, nếu đất bị úng ta phải làm gì? Vì sao?
Sau khi gieo hạt, gặp trời mưa to, nếu đất bị úng ta phải tháo hết nước bảo đảm cho hạt có đủ không khí để hô hấp, hạt mới không bị thối, chết, mới nảy mầm được.
7) Trước khi gieo hạt ta phải làm gì? Vì sao?
Trước khi gieo hạt, ta phải làm đất thật tơi xốp để làm cho đất thoáng, khi hạt gieo xuống có đủ không khí để hô hấp mới nảy mầm tốt.
8) Khi trời rét ta phải làm gì với hạt đã gieo? Vì sao?
Khi trời rét, ta phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo nhằm tránh nhiệt độ thấp bất lợi, đồng thời tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự chuyển hóa các chất giúp hạt nảy mầm tốt.
9) Vì sao phải gieo hạt đúng thời vụ?
Gieo hạt đúng thời vụ giúp cho hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng của đất phù hợp, hạt sẽ nảy mầm tốt hơn.
10) Vì sao phải bảo quản tốt hạt giống?
Phải bảo quản tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Đức Huấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)