Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Võ Thịnh Vượng | Ngày 21/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2008 – 2009
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 chia làm mấy giai đoạn?
A. 1 giai đoạn B. 2 giai đoạn C. 3 giai đoạn D. 4 giai đoạn
Câu 2. Văn học giai đoạn này hình thành mấy bộ phận văn học?
A. 1 bộ phận B. 2 bộ phận C. 3 bộ phận D. 4 bộ phận
Câu 3. Tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” của tác giả nào?
A. Hồ Biểu Chánh B. Thạch Lam C. Tản Đà D. Huy Cận
Câu 4. Tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” ca ngợi điều gì?
A. Tình nghĩa mẹ con sâu nặng, thiêng liêng, cao quý.
B. Tình nghĩa cha con sâu nặng, thiêng liêng, cao quý.
C. Tình nghĩa ông cháu sâu nặng, thiêng liêng
D. Tình nghĩa đồng chí đồng đội.
Câu5. Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thể hiện tâm trạng gì?
A. Tâm trạng yêu đời, thiết tha với cuộc sống.
B. Tâm trạng hoài nghi, chán nản, cô đơn.
C. Câu A, B đúng.
D. Câu A, B sai.
Câu 6. Thơ Xuân Diệu sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ca ngợi điều gì?
A. Ca ngợi phong trào cách mạng. B. Sự thay đổi của đất nước, cá nhân hòa mình vào tập thể.
C. Tin yêu vào cuộc sống mới. D. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 7. Xuân Diệu là nhà thơ như thế nào?
A. Là nhà thơ lớn của dân tộc có nhiều cống hiến trong việc xây dựng nền văn học mới.
B. Để lại cho đời tinh thần lao động cần cù, không mệt mỏi.
C. Có niềm tin yêu thiết tha đối với con người.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8. Hai câu thơ “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” nằm trong bài thơ nào của Xuân Diệu?
A. Thơ duyên B. Nguyệt cầm. C. Đây mùa thu tới. D. Vội vàng.
Câu 9. Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận ra đời năm nào?
A. 1936 B. 1937 C. 1938 D. 1939
Câu 10. Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận thể hiện điều gì?
A. Nỗi buồn triền miên, vô tận, nhưng trong sáng, góp phần làm phong phú thêm tâm hồn.
B. Nỗi buồn triền miên vô tận.
C. Nỗi cô đơn, chán nản .
D. Câu A, B, C đúng.
Câu 11. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?
A. Phản ánh kiếp người lầm than, tình cảnh khổ.
B. Văn chương phải thấm đượm lí tưởng nhân đạo.
C. Văn chương phải sáng tạo, người cầm bút phải có lương tâm, nhân cách.
D. Câu A, B, C đúng.
Câu 12. Truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao lúc đầu có tên là gì?
A. Đôi lứa xứng đôi B. Cái lò gạch cũ C. Chí Phèo D. Chí Phèo - Thị Nở
Câu 13 . Nỗi đau lớn nhất của Chí Phèo là gì?
A. Đói cơm rách áo. C. Bị tàn phá về thể xác và linh hồn.
B. Bị xã hội cự tuyệt quyền làm người. D. Câu B, C đúng.
Câu 13 .Truyện “Đời thừa” phản ánh tình cảnh gì?
A. Phản ánh tình cảnh con người bị tha hóa, biến chất.
B. Phản ánh tình cảnh đau khổ, bế tắc của người trí thức nghèo.
C. Phản ánh tình cảnh bị đẩy vào đường cùng của người trí thức.
D. Câu A, B, C sai.
Câu 14 . Bi kịch của nhà văn Hộ là gì?
A. Có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống, khao khát được sống có ý nghĩa mà phải sống thừa.
B. Coi tình thương là nguyên tắc cao nhất nhưng lại vi phạm vào nguyên tắc của chính mình.
C. Câu A, B sai
D. Câu A, B đúng
Câu 15. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao (qua nhân vật Hộ) là gì?
A. Phải thấm nhuần tư tưởng nhân đạo.
B. Nghề văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thịnh Vượng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)