Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Trần Thị Kim Ánh | Ngày 10/10/2018 | 107

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

BÀI ĐỌC THẦM :
(Học sinh đọc bài : “Cô bé làng Chăm” để làm bài kiểm tra đọc thầm)

CÔ BÉ LÀNG CHĂM
Đông Chiêu bẻ cục đất sét bằng nắm tay đặt lên mặt bàn nhỏ. Hai bàn tay em mềm mại, thoăn thoắt biến cục đất vô tri thành cái nồi xinh xắn, trong khi hai chân em không ngừng di chuyển xung quanh mặt bàn. Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là không dùng bàn xoay mà người thợ phải đi xoay quanh cái bàn.
Trên mảnh sân nhỏ, những chiếc nồi tròn vo, đều đặn như đúc từ một cái khuôn được tắm nắng trước khi đem nung. Ở quê Đông Chiêu, cách nung đồ gốm cũng khác lạ, không cần cho sản phẩm vào lò mà xếp xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống ở đầu làng. Khi gió nổi, người thợ mới châm lửa cháy bùng, và chỉ cần mười lăm hai mươi phút đã đủ chín sản phẩm.
Có tiếng chim ríu ra ríu rít trên vòm nhãn đang ra đọt non. Những chiếc lá xanh mướt rưng rưng nhún nhảy theo nhịp chân khẳng khiu của con chim lẻ bạn. Đông Chiêu ngừng tay dõi mắt tìm con chim lạ đang thả tiếng hót say sưa. Đã chín giờ, Đông Chiêu lo ôn tập cho buổi học chiều. Như bao cô học trò Chăm nhỏ khác, ngoài việc học, em còn phải giúp đỡ cha mẹ nhiều việc để cải thiện cuộc sống vốn không mấy dư dả. Mở trang vở mới để làm bài tập tiếng Việt, Đông Chiêu chợt nhớ anh Đông Thuận. Anh Đông Thuận của Đông Chiêu đang học ở trường Trung học dân tộc nội trú trên tỉnh. Làng Chăm của em tuy còn nghèo nhưng thiếu niên hiếu học lắm, em nào cũng học xong bậc Trung học cơ sở ở làng rồi lên tỉnh học bậc Trung học, chứ không chịu bỏ học đâu!
Theo Hồ Việt Khuê









…… / 5 đ



…… / 0,5 đ




…… / 0,5 đ




…… / 0,5 đ



…… / 0,5 đ





…… / 0,5 đ



…… / 0,5 đ



…… / 0,5 đ






…… / 0,5 đ







…… / 0,5



…… / 0,5 đ

Em đọc thầm bài “Cô bé làng Chăm” để làm các bài tập sau:
(khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng và viết vào chỗ chấm (…) để trả lời các câu hỏi trong bài).
1/. Các thao tác của Đông Chiêu khi nặn đất sét:
rất vụng về.
thật lúng túng.
rất thành thạo.
thật nhanh nhẹn.
2/. Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là:
Người thợ dùng một cái bàn xoay.
Người thợ phải đi xung quanh cái bàn.
Đồ vật được đúc bằng khuôn.
Người thợ đi xung quanh cái bàn xoay.
3/. Những người Chăm nung đồ gốm bằng cách:
xếp sản phẩm trên sân và phơi nắng cho đến khi chin sản phẩm.
cho sản phẩm vào lò dùng củi đun từ mười lăm đến hai mươi phút đủ chin sản phẩm.
xếp sản phẩm xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống.
xếp sản phẩm xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống. Khi gió thổi, người thợ mới châm lửa cháy bùng.
4/. Tác giả nói những chiếc nồi của bạn Đông Chiêu làm ra như đúc từ cái khuôn vì:
những chiếc nồi được làm ra từ cùng một người.
những chiếc nồi làm ra từ một cái bàn xoay.
những chiếc nồi tròn vo, đều đặn.
những chiếc nồi được đúc từ một cái khuôn.
5/. Qua bài đọc, em học được bài học gì gì từ bạn Đông Chiêu?


6/. Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “dư dả” và đặt câu với từ em vừa tìm được.


7/. Câu ghép sau đây: “Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là không dùng bàn xoay mà người thợ phải đi xoay quanh cái bàn” được nối với nhau bằng cách:
dùng từ ngữ nối “là”.
dùng từ ngữ nối “mà”.
nối trực tiếp.
dùng quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tăng tiến.
8/. Chủ ngữ trong câu: “Như bao cô học trò Chăm nhỏ khác, ngoài việc học, em còn phải giúp đỡ cha mẹ nhiều việc để cải thiện cuộc sống vốn không mấy dư dả.” là:
Như bao cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Kim Ánh
Dung lượng: 124,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)