Đề cương ôn tập vật lý chương 1 khối 10 CB
Chia sẻ bởi Bùi Chí Sĩ |
Ngày 25/04/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập vật lý chương 1 khối 10 CB thuộc Vật lý 10
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
I. Chuyển động cơ. Chất điểm.
1. Chuyển động cơ : Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm : Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi ( hoặc so với khoảng cách mà ta đang đề cập đến ).
3. Quỹ đạo: Quỹ đạo của chuyển động là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định.
II. Chuyển động thẳng đều :
1. Tốc độ trung bình:
Trong đó : + s : quãng đường vật đi được (m); (km).
+ t : thời gian vật đi (s); (h).
+ vtb : tốc độ trung bình (m/s); (km/h)
* Ý nghĩa : Tốc độ trung bình cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
- Nếu vật chuyển động trên nhiều chặng đường với vận tốc và thời gian tương ứng thì ta có công thức :
2. Chuyển động thẳng đều : Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
3. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều :
4. Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều.
a. Phương trình của chuyển động thẳng đều:
b. Đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều :
- Đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng, biểu diễn sự phụ thuộc toạ độ của vật chuyển động vào thời gian.
III. Chuyển động thẳng biến đổi đều :
* Định nghĩa : Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và độ lớn của vận tốc tức thời tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
* Phân loại : Có hai loại chuyển động thẳng biến đổi đều :
+ Chuyển động thẳng nhanh dần đều : là chuyển động có độ lớn vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.
+ Chuyển động thẳng chậm dần đều : là chuyển động có độ lớn vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.
1. Gia tốc trong chuyển động biến đổi đều :
a. Khái niệm gia tốc:
trong đó : + (v : độ biến thiên vận tốc tức thời (m/s).
+ (t : độ biến thiên thời gian (s).
+ a : gia tốc của chuyển động (m/s2).
* Ý nghĩa gia tốc : Gia tốc cho biết vận tốc biến thiên nhanh hay chậm theo thời gian.
* Chú ý : Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc luôn luôn không đổi.
b. Vectơ gia tốc: (không tính được)
* Khi vật chuyển động nhanh dần đều, vectơ gia tốc là một vectơ :
+ Gốc : ở vật chuyển động.
+ Phương và chiều : trùng với phương chiều với các vectơ vận tốc .
+ Độ dài của vectơ gia tốc : tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ xích nào đó.
- Nếu vật chuyển động nhanh dần đều : a cùng dấu với v và vo; tức là : a.v > 0.
* Khi vật chuyển động chậm dần đều, vectơ gia tốc là một vectơ :
+ Gốc : ở vật chuyển động.
+ Phương và chiều : trùng phương và ngược chiều với các vectơ vận tốc .
+ Độ dài của vectơ gia tốc : tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ xích nào đó.
- Nếu vật chuyển động chậm dần đều : a ngược dấu với v và vo; tức là : a.v < 0.
2. Vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều
* Công thức tính vận tốc :
Trong đó : + v0: vận tốc ban đầu của vật (m/s).
+ v : vận tốc của vật ở thời điểm t (m/s).
+ a : gia tốc của chuyển động (m/s2).
+ t : khoảng thời gian chuyển động (s).
3. Công thức tính đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều :
4. Công thức liên hệ v, a, s là :
5. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều :
Bảng tóm tắt công thức:
Tên gọi
Công thức
Gia tốc :
Vận tốc :
Quãng đường vật đi được :
Công thức liên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Chí Sĩ
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)