De cuong on tap van 10 HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Bé Hương | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: de cuong on tap van 10 HKII thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

GD&ĐT Lâm Đồng
Trường THPT Đạ Tông
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN HỌC KÌ II
lớp 10. Năm học 2010 - 2011

I. LÝ THUYẾT.
Nắm nội dung cơ bản của những bài sau:
1. Yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn.
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
3. Văn bản văn học.
4. Nội dung hình thức của văn bản văn học.
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
Nêu suy nghĩ của bản thân về một câu tục ngữ:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”.
“Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
“Đói cho sạch, rách cho thơm”.
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
Thuyết minh về một tác phẩm (đoạn trích), tác giả, nhân vật.
- Cuộc đời và sử nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi.
- Cuộc đời và sử nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
- Truyện Kiều (Nguyễn Du): Trao duyên; Nỗi thương mình.

ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 10
Học kì II - Năm học 2010 -2011
I. LÝ THUYẾT.
1. Yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn.
- Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.
- Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
- Về ngữ pháp, cần cấu tạo theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa, các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
- Về phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.

2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Ngôn ngữ nghệ thuật: là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãm nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật- thẩm mĩ.
- Đặc trưng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
+ Tính hình tượng.
+ Tính truyền cảm .
+ Tính cá thể hóa.

3. Văn bản văn học.
- Tiêu chí của văn bản văn học:
+ Là văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người.
+ Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, thường hàm súc, gợi liên tưởng, tưởng tượng.
+ Xây dựng theo phương thức riêng, theo đặc trưng một thể loại nhất định (kịch, thơ, truyện).
- Cấu trúc của văn bản văn học:
+ Tầng ngôn từ.
+ Tầng hình tượng.
+ Tầng hàm nghĩa.

4. Nội dung hình thức của văn bản văn học.
- Các khái niệm thuộc về nội dung của văn bản văn học.
+ Đề tài.
+ Chủ đề.
+ Tư tưởng.
+ Cảm hứng nghệ thuật.
- Các khái niệm thuộc về hình thức của văn bản văn học.
+ Ngôn từ.
+ Kết cấu.
+ Thể loại.

II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
Cách làm bài văn nghị luận:
* Mở bài:
Nêu vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài:
+ Giải thích khái niệm, vấn đề xã hội được đưa ra trong đề bài.
+ Bình luận.
+ Liên hệ bản thân.
* Kết bài:
Nêu suy nghĩ về vấn đề đã nghị luận và bài học cho bản thân..
1. “Có công mài sắt có ngày nên kim”
- Câu tục ngữ có hai vế: Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt, vế sau là kết quả đạt được: Có ngày nên kim .
- Giải thích: Cây kim bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ, đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện mài dũa công phu. Ai có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bé Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)