Đề cương ôn tập văn 10

Chia sẻ bởi Đào Thị Hồng Hạnh | Ngày 26/04/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập văn 10 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP HỌC KỲ I
Phần I: TIẾNG VIỆT
Bài1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động...) và phương tiện (ngôn ngữ).
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).
- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
- Vân dụng kiến thức trên để làm bài tập
Bài 2: Văn bản
- Văn bản: là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Đặc điểm văn bản: mỗi văn bản triển khai một chủ đề trọn vẹn; được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ; có dấu hiệu thể hiện tính hoàn chỉnh về nội dung thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
- Phân loại:
+ Theo phương thức biểu đạt: vănbản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính - công vụ).
+ Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp: văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt; văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học; văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính; văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận; văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Luyện tập: Phân tích các đặc điểm của văn bản và tạo lập một số loại hình văn bản quen thuộc.
Bài 3: Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về bốn phương diện:
+ Hoàn cảnh sử dụng
+ Phương tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ
+ Từ ngữ
+ Câu văn
- Luyện tập: Nhận diện và phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết qua các ngữ liệu cụ thể
Bài 4: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩa, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc ssóng thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...)
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.

II. Văn bản văn học
Bài 1: Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão)
a/ Nội dung
- Hình ảnh tránh sĩ:
+ Hiện lên qua tư thế "cầm ngang ngọn giáo" (hoành sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ ssựp kì viz mang tầm vóc vũ trụ.
+ Hình ảnh "ba quân": hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng.
+ Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh "ba quân" mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần - "hào khí Đông A".
- Khát vọng anh hùng
Khát vọng lập công danh để thoả "chí nam nhi", cũng là khát vọng được đem tài trí "tận trung báo quốc" - thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
b) Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
Bài 2: Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi)
- a) Nội dung
- Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên.
+ Mọi hình ảnh đều sống động: hoè lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương.
+ Mọi màu sắc đều đậm đà: hoè lục, lựu đỏ, sen hồng.
- Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: nơi chợ cá dân dã thì "lao xao", tấp nập; chốn lầu gác thì "dắng dỏi" tiếng ve như một bản đàn.
Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế giàu chất nghệ sĩ của tác giả.
- Niềm khát khao cao đẹp.
+ Đắm mình trong cảnh ngày he
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Hồng Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)